10/04/2020 09:45 GMT+7

Từ nỗi lo nhiễm chéo đến 'buồng đặt nội khí quản'

HOÀNG LỘC - LAN ANH
HOÀNG LỘC - LAN ANH

TTO - Buồng đặt nội khí quản "made in khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy" ra đời, được đưa vào sử dụng hai tuần nay.

Từ nỗi lo nhiễm chéo đến buồng đặt nội khí quản - Ảnh 1.

Buồng đặt nội khí quản - Ảnh: BS Trương Dương Tiển

"Các thủ thuật tạo ra giọt bắn nhiều nhất là thủ thuật đặt đường thở (nội khí quản), hút đàm, chăm sóc răng miệng. Trong đó, việc đặt đường thở có nguy cơ lây nhiễm rất cao" - bác sĩ Trương Dương Tiển, trưởng khoa hồi sức cấp cứu khu D Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), cho biết.

Từng có 2 bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương bị lây COVID-19 khi đặt nội khí quản cho bệnh nhân, hiểu rõ sự nguy hiểm của giọt bắn từ bệnh nhân, bác sĩ Trương Dương Tiển cùng với đồng nghiệp của mình đã mày mò sáng tạo ra buồng đặt nội khí quản nhằm hạn chế tối đa sự lây nhiễm giữa người bệnh với nhân viên y tế.

Buồng đặt nội khí quản "made in khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy" đã ra đời, được đưa vào sử dụng hai tuần nay.

Hạn chế được sự lây lan bệnh

Buồng đặt nội khí quản của nhóm bác sĩ Tiển được làm bằng khung thép không gỉ, kích thước 70x70x50cm, trọng lượng khoảng 2,5kg. 

Thay vì sử dụng các tấm nhựa mica ghép vào nhau như ở nhiều nơi vẫn sử dụng, ở đây "cách tân" bằng việc tận dụng bao nilông trong suốt có sẵn trong bệnh viện bao trùm lên khung sắt tạo thành buồng đặt nội khí quản.

Khi thực hiện thủ thuật cho bệnh nhân, nhân viên y tế chỉ cần tạo hai lỗ nhỏ trên buồng đặt nội khí quản để thực hiện các thao tác kỹ thuật một cách linh hoạt và an toàn. Giọt bắn từ bệnh nhân (nếu có) bị lớp nilông chắn lại, không thể bắn vào mặt nhân viên y tế, dễ lây bệnh.

Theo BS Tiển, ưu điểm của buồng đặt nội khí quản là sau khi sử dụng có thể gỡ bỏ bao nilông dễ dàng, khung thép có thể khử khuẩn và tái sử dụng nhiều lần. Điều này vừa giúp tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế. 

"Buồng đặt nội khí quản này không chỉ ứng dụng trong chăm sóc điều trị bệnh nhân COVID-19 mà còn có thể hạn chế sự lây lan của cả vi khuẩn, vi nấm, virus từ bệnh nhân sang cho nhân viên y tế trong quá trình thực hiện các thủ thuật" - bác sĩ Tiển nói.

Hàng loạt "sáng kiến" mùa COVID-19

Những "sáng kiến" tưởng chừng đơn giản như miếng nhựa dẻo để đỡ bị đau tai vì đeo khẩu trang suốt ngày... đã giúp những bác sĩ đang tham gia chống dịch bớt đi những gian nan, khi dịch bệnh đẩy họ lên "tuyến đầu". 

Hôm 9-4, 100 miếng nhựa dẻo (silicon) đầu tiên với 2 thiết kế hình xương cá ngược dành cho nam và hình trái tim dành cho nữ, dùng để giữ quai đeo khẩu trang thay vì đeo vào tai y bác sĩ, đã được chuyển tới Bệnh viện Bạch Mai và Viện Huyết học - truyền máu trung ương. 

"Tác giả" thiết kế lô dụng cụ trợ giúp độc đáo này là bác sĩ Vũ Quang Hưng, Viện Huyết học - truyền máu trung ương.

Bác sĩ Hưng chia sẻ: "Chúng tôi xem trên mạng thấy những miếng cố định khẩu trang tương tự, tôi nghĩ tại sao mình không làm để đồng nghiệp đỡ bị đau tai? Mùa dịch có những người phải đeo khẩu trang 24/24h, ngoại trừ lúc tắm và ăn uống. Nhiều người đau nhức tai, có khi bị tụ máu, hằn sâu tại các vị trí dây chằng, vì khẩu trang N95 phòng dịch cần áp rất sát vào mặt và rất dễ bị hằn". 

Vì vậy khi tính toán thanh đeo khẩu trang, nhóm của bác sĩ Hưng đặt các mục tiêu là cần đeo chặt vào đầu y bác sĩ và có kích cỡ phù hợp với nhiều cỡ đầu, rồi tính thêm khả năng thanh đeo khẩu trang giúp "làm đẹp" cho các y bác sĩ nữ.

Sáng kiến làm máy rửa tay phun sương diệt khuẩn nơi công cộng Sáng kiến làm máy rửa tay phun sương diệt khuẩn nơi công cộng

TTO - Trước tình hình dịch bệnh COVID-19, một nhóm bạn trẻ ở Khánh Hòa đã làm máy rửa tay phun sương diệt khuẩn.

HOÀNG LỘC - LAN ANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên