23/11/2017 09:10 GMT+7

Không chỉ dựa vào nhà trường, mà cả người học sư phạm

GS ĐINH QUANG BÁO  (NGUYÊN HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM HÀ NỘI)
GS ĐINH QUANG BÁO (NGUYÊN HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM HÀ NỘI)

TTO - Nếu chỉ có sự thay đổi của các trường sư phạm sẽ không đủ để làm thay đổi chất lượng giáo viên. Mà phải có chính sách thu hút đủ mạnh để người giỏi có thể tự hào chọn lựa nghề giáo.

Không chỉ dựa vào nhà trường, mà cả người học sư phạm - Ảnh 1.

Việc kéo dài quá mức thời gian thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ làm mất đi tính thời sự của yêu cầu đổi mới, nhưng nếu vội vàng thực hiện khi những yếu tố cần cho việc triển khai chương trình, sách giáo khoa mới chưa đảm bảo thì làm sao có thể thành công?

Kéo dài thời gian để chuẩn bị tâm thế cho đội ngũ đó sẵn sàng vận hành được chương trình mới, đồng thời tạo điều kiện để sách giáo khoa mới hoàn thiện. Nhưng dù kéo dài thêm 1 năm hay 2 năm, cũng đừng nghĩ sau ngần ấy thời gian mọi thứ sẽ hoàn chỉnh.

Nếu nghĩ rằng cứ cố đợi đến khi đảm bảo các điều kiện tối ưu mới thực hiện đổi mới thì không bao giờ có được. Ngay cả các nước tiên tiến cũng không bao giờ nghĩ rằng những điều kiện của họ đã là tối ưu. Cho nên khi những điều kiện thiết yếu nhất đảm bảo thực hiện được các tư tưởng cốt lõi của đổi mới thì cần tiến hành ngay. 

Có nhiều việc phải chuẩn bị để thực hiện chương trình mới, nhưng quan trọng nhất là sự chuẩn bị về đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục.

Trong bối cảnh hiện nay, các trường sư phạm phải thực sự chuyển biến. 

Trong lịch sử có giai đoạn chúng ta thiếu giáo viên, nên nhiệm vụ trọng tâm ở trường sư phạm thường là tập trung cho đào tạo ban đầu, còn bồi dưỡng thường xuyên chưa được chú trọng. Tuy nhiên, hiện nay nhiều nơi thừa giáo viên thì tình thế được đảo ngược. Nhu cầu bồi dưỡng giáo viên trở nên cấp bách hơn. 

Các trường sư phạm cần phải chuyển một trong số chức năng sang nhiệm vụ bồi dưỡng giáo viên. Bởi lẽ về triết lý, đào tạo giáo viên là quá trình liên tục, học liên tục và bồi dưỡng liên tục. Ngay cả đào tạo ban đầu cũng chỉ là đào tạo nền tảng, giúp giáo viên chuẩn bị để tiếp tục bồi dưỡng và tự bồi dưỡng trong tương lai.

UNESCO đã tổng kết "chất lượng giáo dục không vượt khỏi chất lượng nhà giáo". 

Đó là tổng kết của nhân loại và cũng chính là câu nói súc tích nhất về vai trò của giáo viên. Bí quyết nền giáo dục thành công của các nước tiên tiến là tôn trọng quyền tối thượng về tự chủ và sáng tạo ở giáo viên. Cũng ở một số nước phát triển, họ chọn một số lượng nhất định người vào học sư phạm trong số 30% tốp đầu của bậc phổ thông. 

Còn ở Việt Nam...

Ai cũng thấy giá trị của người thầy, nhưng việc hoạch định chính sách đã đủ để làm giá trị ấy được phát huy đầy đủ chưa? Nhìn thẳng vào thực tế để thấy rằng nếu chỉ có sự thay đổi của các trường sư phạm sẽ không đủ để làm thay đổi chất lượng giáo viên. 

Yếu tố quyết định không chỉ là quá trình đào tạo, mà còn ở chất lượng "đầu vào". Phải có chính sách thu hút đủ mạnh để người giỏi có thể tự hào chọn lựa nghề giáo. Chứ nếu đầu vào kém chất lượng như dư luận vẫn lo lắng, thì các trường sư phạm dù có cố gắng đến mấy cũng không thể thay đổi được chất lượng đội ngũ...

Lùi chương trình phổ thông mới: vẫn phải gấp rút! Lùi chương trình phổ thông mới: vẫn phải gấp rút! Lùi chương trình phổ thông mới: vẫn lo Lùi chương trình phổ thông mới: vẫn lo 4 điều trăn trở trong đào tạo người thầy 4 điều trăn trở trong đào tạo người thầy
GS ĐINH QUANG BÁO (NGUYÊN HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM HÀ NỘI)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên