02/05/2019 09:05 GMT+7

Của tin gọi một chút này...

NGỌC HÀ
NGỌC HÀ

TTO - Khi vụ bê bối gian lận thi cử năm 2018 vẫn còn ngổn ngang thì kỳ thi THPT quốc gia 2019 đã hiển hiện trước mắt. Chỉ còn hơn một tháng nữa, gần 1 triệu thí sinh cả nước lại bước vào kỳ thi đầy thử thách.

Cứu vớt niềm tin thế nào?

Camera sẽ được giăng khắp phòng bảo quản bài thi, phòng chấm thi với nguyên tắc hoạt động không ngừng nghỉ kể cả khi mất điện và có dung lượng lưu trữ ít nhất 21 ngày. 

Tất cả dữ liệu liên quan đến bài thi, từ ảnh quét cho đến kết quả cuối cùng đều được mã hóa bằng các thuật toán tiên tiến...

Đặc biệt, quyết định giao lại việc chủ trì chấm thi trắc nghiệm cho các trường đại học, không để địa phương tự chấm như trước được xem là giải pháp chẳng thể đặng đừng. 

Trường đại học đã phối hợp với địa phương năm trước thì năm nay phải rút quân đi nơi khác. Có trường phải kéo hàng trăm cán bộ, giảng viên đi 400-500km để coi thi và chấm thi. 

Có địa phương chỉ khoảng 10.000 thí sinh, nhưng vì đã dính gian lận năm 2018 sẽ buộc phải đón cùng lúc 6 trường đại học khắp nơi về... 

Những cuộc di cư lớn - dù chỉ tạm thời cho mấy ngày thi - cũng đang khiến các trường lo mất ăn, mất ngủ.

Bao nhiêu giải pháp kỹ thuật được gấp rút đưa ra, nhưng Bộ GD-ĐT vẫn phải thừa nhận: quan trọng nhất vẫn là con người. 

Công nghệ sẽ ngăn ngừa thế nào khi chính những vị giám khảo cầm cân nảy mực lại là người thò tay đụng bút vào bài thi để tẩy xóa, những người mặc sắc phục bảo vệ cho sự nghiêm cẩn của kỳ thi lại ung dung mở khóa cánh cửa bảo mật?

Dẫu thế nào, "Của tin gọi một chút này làm ghi". Hơn lúc nào hết, lòng tin của xã hội đang đau đáu hướng về ngành giáo dục. 

Với phần chấm thi trắc nghiệm, các trường đại học được giao chủ trì phải bất chấp những khó khăn, vất vả, tốn kém đi kèm để đặt quyết tâm lấy lại niềm tin đó.

Bộ GD-ĐT nhiều lần từ chối "danh hiệu" "bộ thi" để hướng vào những việc căn cơ hơn, nhưng sau vụ gian lận khủng khiếp đã xảy ra, không có cách nào khác để lấy lại niềm tin bằng cách dốc lực tập trung lo cho kỳ thi sắp tới. 

Phải có một kỳ thi sạch mới xóa hoài nghi đang nặng trĩu trong xã hội "phải chăng cái gì cũng mua được bằng tiền?". 

Tất nhiên, chống tiêu cực sẽ không thể thành công nếu coi đó là "chuyện riêng" của ngành giáo dục. Bài học cay đắng ở Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La là minh chứng cho khoảng trống trách nhiệm mênh mông, khi con em không ít lãnh đạo địa phương điềm nhiên giành vé vào đại học bằng gian dối.

Phải có những thứ không thể mua được bằng tiền và phải có những chỗ không thể tác động được, đó là các kỳ thi quốc gia vốn luôn đặt yêu cầu khách quan, trung thực lên hàng đầu.

Thôi thì, "Của tin gọi một chút này làm ghi"!

Muốn chống gian lận thi cử, các trường ĐH phải giám sát toàn bộ các khâu Muốn chống gian lận thi cử, các trường ĐH phải giám sát toàn bộ các khâu

TTO - Kinh nghiệm nào được rút ra từ các sai sót trong kỳ thi năm trước khi cả ngành giáo dục và thậm chí công an cũng "nhúng chàm"? Các trường ĐH cần gì ở các địa phương, ban ngành?

NGỌC HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên