![]() |
Ao nuôi tôm cá ở xã Long Thọ (huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) bị bỏ hoang do nguồn nước ô nhiễm từ sông Thị Vải dẫn vào khu vực - Ảnh: QUỐC VIỆT |
Nếu mọi người có dịp mở bất kỳ cuốn sổ nào mà Vedan tặng nhân dịp năm mới sẽ thấy những dòng chữ tự giới thiệu rất tốt. Chẳng hạn như: “Một tầm nhìn, một tương lai”, “Cam kết với khách hàng và cộng đồng”, “Cam kết về sự tôn trọng đối với văn hóa và con người VN”...
Đặc biệt, trong cuốn sổ Vedan năm 2004, lãnh đạo tập đoàn này đã viết: “Ngay khi đặt viên gạch đầu tiên để xây dựng Vedan VN, chúng tôi tin rằng rồi nơi đây sẽ đơm hoa kết trái vì chúng tôi đã chọn được đất lành”. Thật sự đất Phước Thái (Long Thành, Đồng Nai) vốn là một vùng đất lành, sông Thị Vải vốn là dòng sông trong xanh, hiền hòa để người dân địa phương tha hồ bơi lội, đánh bắt tôm cá... Nhưng giờ đây, nước thải từ Vedan đã biến vùng đất lành Phước Thái thành vùng đất chết với sông Thị Vải ô nhiễm đến độ tàu bè nước ngoài không dám cập cảng vì sợ nguồn nước ô nhiễm ăn mòn vỏ tàu!
Hơn mười năm qua, người dân Phước Thái phải chịu đựng ô nhiễm do Vedan gây ra. Thiệt hại cho bà con cần phải được Vedan bồi thường thỏa đáng.
* Gia đình vợ tôi hiện đang sinh sống tại thôn 10, xã Long Sơn, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Người dân ở đây cũng là nạn nhân của Vedan. Nước thải từ Vedan ra sông Thị Vải tỏa đi làm ô nhiễm nặng nề sông rạch ở khu vực này. Các hộ dân nuôi sò huyết và hàu trong khu vực hiện đang lâm vào tình cảnh khó khăn vì sò huyết và hàu chết hàng loạt.
Chuyện Vedan gây ô nhiễm làm thiệt hại đến người dân ở khu vực nói trên từng xảy ra trước đây. Bằng chứng là vào năm 2006, Vedan đã từng phải bồi thường cho các hộ dân nuôi thủy sản trong khu vực.
Đời sống người dân ở Long Sơn còn nghèo, cả khu vực như sống trong một bán đảo khép kín. Cuộc sống của bà con chủ yếu dựa vào con cá, con tôm. Giờ đây Vedan “giết” chết sông, rạch làm tôm cá cũng chết theo, ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống của người dân.
Mong rằng các cơ quan chức năng giúp người dân xác định thiệt hại để yêu cầu Vedan bồi thường.
Hội Nông dân TP sẽ đại diện nông dân đưa ra yêu cầu cụ thể
Về trách nhiệm khắc phục hậu quả do ô nhiễm gây ra, chúng tôi kiến nghị Bộ Tài nguyên - môi trường tổ chức một đoàn nghiên cứu, khảo sát toàn diện nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm sông Thị Vải đến cỡ nào, đồng thời xác định những nguồn gây ô nhiễm chính, trong đó có Công ty Vedan VN. Từ đó xác định các thiệt hại, mức độ ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của người dân trong khu vực nói chung và ở Cần Giờ nói riêng. Việc xác định các nguồn gây ô nhiễm chính cho sông Thị Vải nhằm chỉ ra các “địa chỉ” phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại do ô nhiễm gây ra. Sau khi các cơ quan chức năng hỗ trợ tính toán đưa ra mức độ thiệt hại và ảnh hưởng đến môi trường, đến người dân các khu vực…, chúng tôi sẽ đại diện cho nông dân có những yêu cầu cụ thể. PGS.TS NGUYỄN ĐINH TUẤN(chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM):
Nếu chứng minh được khối lượng, thành phần, nồng độ các chất độc hại mà Công ty Vedan VN thải vào sông Thị Vải thì các cơ quan chuyên môn có thể tính toán được các thiệt hại đã, đang và sẽ xảy ra đối với môi trường, sản xuất, đời sống của người dân…Những tính toán, đánh giá thiệt hại này là cơ sở để các nạn nhân đưa ra yêu cầu đòi Công ty Vedan VN bồi thường thiệt hại. Như vậy, những địa phương, tổ chức và cá nhân có khả năng chứng minh mình bị thiệt hại vì ô nhiễm do Vedan VN gây ra thì hoàn toàn có thể yêu cầu công ty này bồi thường thiệt hại. |
Tin bài liên quan:
Hoa hậu nhặt rác và dòng nước thải từ VedanBắt quả tang Vedan xả nước thải ra sông Thị VảiSông Thị Vải không còn... thởVedan đã phản bội người tiêu dùng!Vụ Vedan “giết” sông Thị Vải: “Thành công” suốt 14 nămNgười tiêu dùng có cách của họVụ Vedan “giết” sông Thị Vải: Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương điều traPhạt như... phủi bụi“Rất buồn vì Vedan đã qua mặt nhà quản lý”!Đề nghị đình chỉ hoạt động của VedanVedan “siêu đẳng”, cơ quan chuyên môn yếu kém
* Hyundai Vinashin thải 706 tấn rác thải nguy hại
Sẽ xem xét trách nhiệm cá nhânVì sao Hyundai Vinashin vi phạm có hệ thống? Không thể chấp nhận hi sinh môi trường Hậu quả khôn lường Hyundai Vinashin thải 706 tấn rác thải nguy hại Hyundai Vinashin bị bắt quả tang chôn trộm 60 tấn chất thải nguy hạiCoi rẻ sinh mệnh cộng đồng!Không thể xử như bố mẹ dạy con trẻPhạt Hyundai Vinashin... 10 triệu đồng!Xử lý nghiêm Hyundai Vinashin
* Các con sông bị "đầu độc"
Dời khu công nghiệp Biên Hòa 1 để “cứu” sông Đồng Nai"Chê” sông ô nhiễm, tàu Nhật không chịu cập cảng Tàu “chê” cảng: ai đứng ra giúp đỡ doanh nghiệp?Sông Thị Vải ô nhiễm: Tàu Singapore "chê”, công nhân đổ bệnhChính phủ yêu cầu khắc phục tình trạng ô nhiễm sông Thị VảiCác con sông tiếp tục bị "đầu độc" Tất cả đều đổ về các con sông lớnCác con sông tiếp tục bị "đầu độc": Xử lý sai phạm: quá đau đầu!Đừng bỏ quên môi trường sốngBài học ô nhiễm kênh Ba Bò: Làm kinh tế nhưng quên môi trường
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận