08/06/2013 17:07 GMT+7

Phải xem gây lãng phí là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội

MAI HƯƠNG thực hiện
MAI HƯƠNG thực hiện

TT - Đó là ý kiến của đại biểu Đỗ Văn Đương - ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội - khi góp ý cho dự thảo Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Trao đổi với PV Tuổi Trẻ bên hành lang Quốc hội chiều 6-6, ông Đương cho biết:

Phải xem gây lãng phí là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội

TT - Đó là ý kiến của đại biểu Đỗ Văn Đương - ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội - khi góp ý cho dự thảo Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Trao đổi với PV Tuổi Trẻ bên hành lang Quốc hội chiều 6-6, ông Đương cho biết:

- Tôi thấy hành vi gây lãng phí, nhất là trong đầu tư công, trong xây dựng cơ bản ở nước ta là rất nghiêm trọng. Ví dụ như họ chỉ gây lãng phí, tham nhũng vài trăm triệu nhưng lại làm hỏng công trình hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng của Nhà nước. Hành vi này phải được xem là hành vi gây nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm lợi ích quốc gia, làm suy thoái nền kinh tế của đất nước. Bao nhiêu công đóng thuế của người dân là xuống sông xuống biển hết. Những nhóm người ác như vậy phải bị coi là tội phạm.

hX1kKZfI.jpgPhóng to
Đại biểu Đỗ Văn Đương - Ảnh: Mai Hương

* Từ trước đến nay đã có quy định, chế tài nào dành cho hành vi lãng phí chưa, thưa ông?

- Các tội phạm tham nhũng đã được quy định trong Bộ luật hình sự nhưng tội lãng phí thì chưa. Tới đây khi sửa Luật hình sự, tôi đề nghị phải hình sự hóa tội này. Tội danh của nó sẽ là “lãng phí gây hậu quả nghiêm trọng”.

Ví dụ gây lãng phí thiệt hại 50 triệu đồng trở lên có thể bị xử 5-6 tháng tù, lãng phí trên 100 triệu đồng thì hình phạt phải cao hơn và nếu gây thất thoát vài chục, vài trăm tỉ đồng thì phải tử hình. Phải truy cứu trách nhiệm của những người đã ban hành những chủ trương, quyết định đầu tư, những người tư vấn, thi công, giám sát mà không làm hết trách nhiệm gây thất thoát lãng phí.

Tôi nhắc lại, đây là hành vi đặc biệt nguy hiểm và phải quy định trong Luật hình sự.

* Vậy việc xử lý các hành vi gây lãng phí từ trước đến nay được tiến hành ra sao?

- Trước giờ chưa xử lý được hành vi lãng phí, thậm chí trách nhiệm kỷ luật tôi thấy cũng làm chưa nghiêm, chưa được đề cập.

Tới đây, khi đã hình sự hóa tội danh này thì phải rà soát lại, đánh giá lại chi tiết, cụ thể xem ở địa phương nào, bộ ngành nào có xảy ra lãng phí tài nguyên quốc gia, tài sản nhà nước như thế. Phải truy đúng người, đúng tội và ngoài việc truy cứu trách nhiệm hình sự, còn phải bồi thường cho lãng phí mình đã gây ra. Không thể tiếp tục tình trạng hễ có thất thoát, lãng phí là xã hội chịu, nhân dân chịu, Nhà nước chịu còn bản thân anh thì ung dung.

MAI HƯƠNG thực hiện

MAI HƯƠNG thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên