Trong thời đại mà mỗi sự vật, hiện tượng đều được đo đếm bằng những tham số vật lý chính xác đến mức nhỏ nhất có thể, thì việc mang vuvuzela ra để đo xem tần số âm đó tác động đến con người như thế nào là việc tất nhiên.
![]() |
Thổi kèn vuvuzela có thể gây khó chịu cho người xung quanh - - Ảnh AFP |
Tổ chức thính giác thế giới cảnh báo rằng tần số âm của vuvuzela có khả năng gây điếc rất cao. Cụ thể, vuvuzela phát ra âm thanh lên tới 127 decibel, trong khi cường độ âm thanh lớn hơn 85 decibel đã có thể làm tổn thương màng nhĩ...
Nhưng bất chấp cảnh báo của các chuyên gia, hầu khắp sân vận động người ta vẫn nhảy múa trong tiếng vuvuzela inh tai. Đâu ai muốn thụ hưởng bầu không khí nóng bỏng của ngày hội bóng đá đó một cách... khiếm khuyết giác quan. Và dĩ nhiên khó người khó ta, bởi đâu có đội bóng nào từng quen chơi bóng với cường độ âm thanh của vuvuzela, kể cả chủ nhà Nam Phi... Do đó, chấp nhận vuvuzela là sòng phẳng giữa các đội bóng. FIFA không phải không có lý khi chấp nhận để World Cup “sống chung” với vuvuzela, vì đó là văn hóa bản địa, hay thậm chí là bản sắc của một châu Phi còn nhiều hoang dã và bí ẩn.
Từ Confed Cup 2009 đến World Cup 2010, vuvuzela đã được “toàn cầu hóa”. Hay hay dở chưa bàn đến, nhưng với Việt Nam bây giờ, hỏi một cậu nhỏ cho đến bà bán rau về vuvuzela sẽ được câu trả lời là loại kèn ruồi bay.
Nói khác đi, vuvuzela là một hình thức cổ vũ, một văn hóa cổ vũ và một hình thức thưởng lãm rất châu Phi.
Ngẫm về văn hóa cổ động bóng đá Việt Nam, có chút gì đó buồn. Bỏ qua những màn bạo lực ngoài sân cỏ với sự quá khích của một bộ phận khán giả, chúng ta nhận ra bóng đá Việt Nam với hai chữ “cố lên” quen thuộc và cam chịu! “Cố lên” là cách mà người khác an ủi, động viên một kẻ yếu hơn, kém hơn... Bây giờ, “cố lên” là khẩu ngữ của bất kỳ một cổ động viên bóng đá Việt Nam nào!
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận