18/08/2012 15:23 GMT+7

Thi tuyển công bằng để không phân biệt bằng cấp

Thành
Thành

TTO - Bạn đọc tiếp tục tham gia ý kiến nhiều chiều xoay quanh vấn đề tuyển dụng: nên hay không nên chấp nhận bằng tại chức.

Nhiều ý kiến cho rằng, nếu thi tuyển thì sẽ công bằng với cả hệ tại chức lẫn đào tạo từ xa, lẫn chính quy.

7aOqnliq.jpgPhóng to
Các ứng viên trả lời câu hỏi tại buổi phỏng vấn tuyển dụng giáo viên năm 2012 do Sở GD-ĐT TP.HCM tổ chức sáng 2-8-2012 - Ảnh tư liệu

Hệ tại chức: đứa con bị từ chốiHệ tại chức: không tuyển thì đào tạo làm gì?Nhà bác học có cần phải học chính quy không?Hệ tại chức: Nhiều ý kiến trái chiều

TTO xin trích đăng:

XtBq2kxZ.jpgPhóng to
Mời bạn vào tải ứng dụng Tuổi Trẻ dành cho smartphone và tablet sử dụng hệ điều hành Android đã có trên Google Play
* Không nhất thiết phải bằng cấp

Khi xét tuyển, người xét phải công tâm là hay nhất, đừng áp đặt bằng này, bằng nọ. Như học chính quy mà không lo học thì cũng không ra gì, học tại chức mà lo học, tìm tòi thì có khi hay hơn. Nên cứ người xét tuyển là quan trọng nhất. Người xét tuyển phải hiểu nhận người làm vào làm gì, chứ không nhất thiết phải bằng cấp

* Có chạy theo bằng cấp?

Từ chối tuyển dụng người tốt nghiệp Đại học hệ từ xa, tại chức, liên thông vì nghi ngờ chất lượng đào tạo? Chỉ tuyển dụng những người tốt nghiệp các trường đại học có danh tiếng?

Nghĩa là, việc xét tuyển cũng chỉ dựa vào bảng điểm và một số chứng chỉ tin học, ngoại ngữ…. Tất cả điều đó nói lên một điều “Chúng ta đang chạy theo bằng cấp”.

Quá đề cao việc tốt nghiệp trường gì, bằng gì trong khi năng lực thật sự là cái cần kiểm tra lại không quan tâm.

“Giáo dục là quốc sách” - việc mở nhiều hình thức học tập là tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội tiếp cận với tri thức, học để nâng cao trình độ và sự hiểu biết, học để có cơ hội thay đổi việc làm và chất lượng cuộc sống.

Hãy hiểu rằng, trong số những người tốt nghiệp tại chức, từ xa, liên thông đều có người giỏi, người dở. Và điều đó cũng tương tự trong cả môi trường đào tạo chính quy.

* Tôi đánh giá cao những người vừa học vừa làm

Là một chủ doanh nghiệp, khi tuyển dụng tôi luôn đánh giá cao những sinh viên học liên thông, vừa làm vừa học bởi thực tế phần nào cho thấy họ có kinh nghiệm trong công việc thực tế và có ý chí vươn lên trong xã hội. Thực tế là khi ra xã hội thì họ trưởng thành và thành công sớm hơn.

* Nghĩ về chất lượng giáo dục

Tại sao chúng ta cứ phải phân biệt tại chức với chính quy?

Thậm chí trong hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam ngay trong hệ chính quy cũng có sự phân biệt công lập, tư thục, dân lập?

Nền giáo dục Viêt Nam còn rất kém ở tất cả các trường ĐH từ công lập cho đến dân lập, tư thục chứ đừng nói đến tại chức.

Khi nào các ĐH tư thục, dân lập hay ĐH mở tại chức Việt Nam đã tạo ra được những sản phẩm giáo dục có chất lượng chuyên nghiệp như Hệ thống ĐH tư thục Stanford, hay Viện ĐH Cornell (ĐH tư), Mỹ,... thì khi ấy chẳng cần phải chính quy, hay tại chức mà người học sẽ tự lựa chọn cho khi theo học (ở đây chỉ so sánh mức độ chuyên nghiệp chứ không phải đòi hỏi phải chất lượng giáo dục cao của ĐH Mỹ).

Việc các trường đại học thực hiện đào tạo hệ Vừa làm vừa học và hệ Giáo dục từ xa là rất đáng mừng cho xã hội. Bởi đâu cũng phải ai cũng có điều kiện học đại học chính quy. Nhiều người phải vừa đi làm vừa đi học để nuôi bản thân, làm có tiền mới đi học nâng cao kiến thức được.

Theo tôi, người học tự quyết định việc lựa chọn hình thức học nâng cao kiến thức của mình là đúng nhất để góp phần làm giàu cho bản thân và góp phần phát triển nền kinh tế đất nước.

* Tổ chức thi tuyển là công bằng nhất

Tôi nghĩ bằng ĐH chính quy hay ĐH tại chức đều có ưu điểm và khuyết điểm.

Nếu cứ tranh luận sẽ không bao giờ kết thúc, bên nào nói cũng có lý của họ.

Cách tốt nhất là các cơ quan nhà nước, hành chính sự nghiệp tổ chức thi tuyển công chức là công bằng nhất bởi vì trong xã hội có rất nhiều người thật sự có tài, có năng lực mà trong tay họ không có một tấm bằng nào.

* Không nên đánh giá năng lực con người qua một tờ giấy gọi là "văn bằng"

Tôi là một người từng học đại học tại chức vì ngày đó gia đình tôi ở vùng sâu, không đủ điều kiện để tôi thi và lên Sài Gòn học đại học. Tỉnh nhà có chiêu sinh khóa học Đại học Ngoại ngữ do Trường đại học Ngoại ngữ Hà Nội cấp bằng nên gia đình đồng ý cho tôi theo học vì gần nhà và chi phí thấp.

Trong lớp tôi cũng có nhiều bạn cùng trang lứa theo học chương trình này. Chúng tôi đã rất cố gắng học tốt để dễ xin việc làm. Khi ra trường, tôi hoàn toàn tự tin với vốn ngoại ngữ của mình. Những cơ quan tôi công tác đều sử dụng tiếng Anh và họ rất hài lòng về chuyên môn của tôi. Trong khi một số các đồng nghiệp của tôi từng học chuyên ngành tiếng Anh ở các trường như ĐH Sư phạm Cần Thơ, ĐH Đà Lạt, ĐH SP TP.HCM... vẫn yếu hơn tôi về một số kỹ năng như phát âm và viết.

Tôi nghĩ chương trình tại chức đã đem lại cho tôi cơ hội để nâng cao kiến thức. Tôi chỉ mong ước rằng nếu được quay trở lại lớp học cũ, tôi sẽ học tốt hơn nữa. Bởi không theo học chương trình này thì bây giờ tôi sẽ là làm gi? Có thể tôi đang làm công nhân may, hoặc làm rẫy, hoặc buôn bán ngoài chợ với mức thu nhập rất thấp.

Thiết nghĩ, vấn đề quan trọng nhất của người học là bạn có 1 cơ hội và bạn có tận dụng điều đó hay không. Các cơ quan tuyển dụng nên tổ chức thi tuyển, phỏng vấn công khai và tìm người được người phù hợp chứ không nên đánh giá năng lực con người qua 1 tờ giấy gọi là văn bằng.

Để làm được việc thì đòi hỏi con người phải có kiến thức, có thái độ và đạo đức tốt.

Còn các tổ chức đào tạo muốn lấy uy tín cho chương trình của mình thì phải chú tâm vào chất lượng giảng viên và cách vận hành quản lý chương trình.

* Ai làm được việc thì tôi tuyển

Bản thân tôi là chủ một công ty phần mềm mà khi tuyển dụng tôi đâu có phân biệt ai có bằng đại học, cao đẳng. Bất kể người đó học ở đâu không quan trọng, chỉ cần làm được việc là tôi tuyển vào làm ngay...

Tôi cũng gặp nhiều trường hợp có nhiều sinh viên học ở nhiều trường có tiếng nhưng khi tôi hỏi đến những vấn đề cơ bản nhất trong chuyên môn cũng không giải thích được...

"Học để hoàn thiện mình, chứ không phải học để lấy điểm, không phải học để lấy bằng cấp"

* Ý kiến của bạn ra sao? Hãy gửi về cho chúng tôi qua email tto@tuoitre.com.vn hoặc qua phần Ý kiến bạn đọc dưới đây. Cám ơn.

Thành
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên