24/12/2011 20:25 GMT+7

Steve Jobs - sức mạnh của sự khác biệt - Kỳ 2

TruongUy
TruongUy

TTO - Tất nhiên, Apple sẽ không có được vị thế như ngày nay nếu Steve Jobs là một người xấu toàn diện. Ông ấy là một con người phức tạp. Như mọi người vẫn thường nhìn thấy ông trước công chúng, chỉ cần ông ấy muốn thì mọi người sẽ thấy Steve lịch lãm đến nhường nào.

6BDXK89Z.jpgPhóng to
TTO - Tất nhiên, Apple sẽ không có được vị thế như ngày nay nếu Steve Jobs là một người xấu toàn diện. Ông ấy là một con người phức tạp. Như mọi người vẫn thường nhìn thấy ông trước công chúng, chỉ cần ông ấy muốn thì mọi người sẽ thấy Steve lịch lãm đến nhường nào.

Kỳ 1: Khác biệt trong công việc

Những người đồng nghiệp của Steve tại Apple chứng kiến điều đó mọi ngày. Nét đối lập này vẫn được đúc rút thành cụm từ “người hùng/ gã khùng trong một” (cụm từ này có từ thời NeXT; nó mô tả một người phút trước bị coi như kẻ vô dụng vì làm những việc vô bổ, nhưng anh ta đã nỗ lực hết mình để cải thiện nó để rồi được coi là thiên tài.) Tính cách khác biệt này có tác dụng thử tính kiên trì của nhân viên. Những ai có thể vượt qua thử thách này thì vẫn làm việc cho Jobs và một số người đã vươn lên vị trí lãnh đạo cấp cao.

Điều này bắt nguồn từ chính tính cách của Steve. Tổng giám đốc Apple - ông Gil Amelio kể rằng “ ông ấy là vậy - phút trước, khi ông ấy thỏa mãn thì không tiếc lời tán tụng nhưng ngay sau đó lại giận dữ, say sầm mặt mày, không chịu nghe ai giải thích hoặc trao đổi. Tôi đã từng chứng kiến rất nhiều trạng thái tình cảm ở Steve và thậm chí không nhận ra nổi người mình đang nói chuyện”. Hơn thế, mọi người còn ngỡ ngàng về việc Steve rất hay đổi ý. “Với một sự việc cụ thể, ông ấy dễ đàng thay đổi ý kiến và hoàn toàn quên trước đó mình nghĩ gì về nó. Chẳng hạn, lúc trước ông ấy nói ‘tôi thích màu trắng, màu trắng là tuyệt nhất. Nhưng ba tháng sau, ông lại nói ‘tôi thích màu đen. Màu đen là tuyệt nhất’. Ông ấy quên sạch sai lầm của mình”. Đây là phần không ý thức của con người Steve.

Nhưng không phải việc gì Steve làm cũng vô tình. Một số hoàn toàn là do cố ý; cựu giám đốc NeXT nói rằng “Steve có thể khiến người khác phát khóc. Nhưng điều đó không có nghĩa là ông ấy vô tâm. Ông ấy đôi khi chỉ để tâm đến mục tiêu duy nhất là đạt được chất lượng và sự vượt trội. Ông ấy được trời phú cho khả năng khơi dậy những phần tinh túy nhất từ con người”. Thậm chí, Steve từng thú nhận rằng “nhiệm vụ của tôi là không được nuông chiều nhân viên. Tôi cố gắng phát huy những tố chất tốt vốn có ở nhân viên, sau đó thúc giục họ nỗ lực và hoàn thiện họ hơn nữa”.

Ngoài việc rập khuôn công thức “người hùng/ gã khùng trong một”, Steve đôi khi còn chọn phương pháp bêu xấu nhân viên trước đám đông. Sau khi một nhóm thất bại hoặc chậm trễ hay đơn giản chỉ không đạt được tiêu chuẩn Steve đề ra, ông không ngần ngại gọi tên, chỉ mặt một số người hay thậm chí là sa thải họ trước mặt đồng nghiệp. Nhiều nhân viên của Apple đã từng phải hứng chịu điều này và họ đều ý thức được rằng đây hoàn toàn là cử chỉ nằm trong sự tính toán của ông chủ. Ví dụ gần nhất có thể kể đến là trường hợp xảy đến với một số người trong nhóm thưc hiện MobileMe sau khi buổi giới thiệu sản phẩm đã gặp phải một số trục trặc.

Tóm lại, việc Steve “bêu” tên ai trước đám đông cũng chỉ là một cách ông động viên nhân viên. Dù các trường quản lý có dạy điều gì đi nữa thì trên thực tế, phương pháp của Steve đã phát huy hiệu quả. Khi được hỏi về tính tình của bạn mình, ông Steve Wozniak nhận xét: “khi nhìn nhận Steve là một cá nhân, nếu so sánh tính khí thất thường (khi thì đúng mực khi lại không kiêng nể người khác đù cho họ đã làm việc rất chăm chỉ, tạo ra thành tích đáng nể nhưng vẫn bị Steve nói là ‘đó chỉ là những thứ vớ vẩn’) thì hẳn rằng, những điều tuyệt vời Steve mang đến cho thế giới lớn lao hơn rất nhiều”. Một cựu nhân viên của Apple, từng bị Steve sa thải vào năm 1985 ông Jean-Louis Gassée nhận xét như sau: “Dân chủ không thể tạo ra những sản phẩm xuất chúng. Điều bạn cần là một bạo chúa đủ bản lĩnh”.

Ngoài ra, ở Steve, ta cũng tìm thấy sự cuốn hút khó cưỡng. Ông ấy có khả năng thuyết phục tuyệt vời, đặc biệt trong việc tuyển đụng người tài thì không ai giỏi hơn Steve. Chẳng hạn: khi muốn tuyển ai, Steve luôn có cách tiếp cận khiến ít ai có thể cưỡng lại nổi. Steve đã tuyển cựu nhân viên NeXT - ông Andy Hertzfeld - như sau: “tôi nghe nói cậu là nhà thiết kế mà nhiều người săn đón nhất hành tinh này”. Có lúc, lời mời của Steve đôi chút khiêu khích như khi ông tuyển Bob Belleville cho Xerox năm 1982 “tôi được nghe nhiều về thành tích của cậu nhưng những gì cậu đã đạt được đến giờ chưa thực sự đáng kể. Vì thế, hãy về đầu quân cho tôi”.

Các nhà báo cũng trải qua trạng thái yêu ghét lẫn lộn với con người Steve và ghi chép lại ở nhiều tài liệu. Trên tờ Wall Street, biên tập viên Rich Karlgaarđ của tờ Forbes - người từng theo đuổi dự án viết về sự thất bại của NeXT trong suốt những năm tháng nó tồn tại - đã viết “khi nói chuyện qua điện thoại, ông ấy đã từng bực dọc và đe dọa tôi rằng ‘sẽ giám sát lại tôi’ hay ‘đừng một mình lao vào nơi nguy hiểm’”. Thế nhưng, Rich cũng tự nhận rằng: “người Mỹ yêu quý Steve Jobs. Tôi cũng vậy dù đáng ra tôi không nên thế”. Đây là cảm nhận chung của tất cả những người đã tiếp xúc với Steve. Cho đù Steve đối đầu với báo chí để từ đó lại thu hút sự quan tâm cực độ của họ với một sản phẩm nào đó và thậm chí còn cho họ là sâu bọ nhưng giới báo chí lại luôn thỏa mãn mỗi khi phỏng vấn ông.

******************

Kỳ 3: Ngày thường của Steve:Steve gần như làm việc cả ngày. Bên cạnh đó, ông hết sức chú trọng thời gian dành cho gia đình.

Tuổi Trẻ Online trích đăng Steve Jobs - sức mạnh của sự khác biệt

Tuổi Trẻ Online sẽ trích đăng phần 2 Những gương mặt khác biệt và phần 3 Steve Jobs tự bạch về những khác biệt của cuốn sách Steve Jobs - sức mạnh của sự khác biệt (Do First News và Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM ấn hành). Mời bạn đón đọc các kỳ tiếp theo vào 20g mỗi ngày trên Tuổi Trẻ Online.

TruongUy
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên