18/07/2023 14:00 GMT+7

Chỉ huy trưởng công trình làm gì, làm thế nào để trở thành một người chỉ huy giỏi?

Chỉ huy trưởng công trình có vai trò rất quan trọng trong việc kiểm soát, thực hiện và đưa ra giải pháp tốt nhất để công trình được hoàn thành đúng thời hạn và đảm bảo chất lượng. Vậy công việc của họ là gì và làm thế nào để trở thành một người chỉ huy giỏi? Hãy cùng CareerBuilder tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Việc làm chỉ huy trưởng công trình - Ảnh: Internet.

Việc làm chỉ huy trưởng công trình - Ảnh: Internet.

1. Chỉ huy trưởng công trường là ai?

Chỉ huy trưởng công trình chịu trách nhiệm giám sát, chỉ huy các hoạt động xây dựng của dự án, đảm bảo dự án được hoàn thành đúng thời hạn và ngân sách. Ngoài ra, họ còn chịu trách nhiệm giám sát nhân viên, công nhân cấp dưới, chuẩn bị cơ sở vật chất và thiết bị cho dự án, chẳng hạn như lắp đặt văn phòng và các cơ sở tạm thời, trước khi công việc xây dựng chính thức bắt đầu.

Chỉ huy trưởng công trình làm gì? - Ảnh: Internet.

Chỉ huy trưởng công trình làm gì? - Ảnh: Internet.

Đối với các dự án lớn hơn, người đứng đầu dự án sẽ là quản lý dự án tổng thể - cấp trên của chỉ huy trưởng. Lúc này, người chỉ huy sẽ có trách nhiệm gửi báo cáo tiến độ dự án cho người quản lý. Ngoài ra, chỉ huy trưởng cũng sẽ làm việc với bên đại diện khách hàng để đảm bảo an toàn lao động trên công trường và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thi công.

2. Mô tả công việc chỉ huy trưởng công trường

2.1 Giám sát các dự án xây dựng của công ty

Chỉ huy trưởng công trường sẽ chịu trách nhiệm giám sát các dự án đang được xây dựng. Họ như cánh tay phải hỗ trợ đắc lực cho hội đồng quản trị và thay mặt hội đồng xem xét, giám sát mọi việc liên quan đến dự án.

Người chỉ huy cũng có trách nhiệm theo dõi tiến độ công việc và hoạt động thi công của công nhân để đảm bảo chất lượng của công trình. Ngoài ra họ còn đảm bảo công nhân tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn và thi công theo đúng yêu cầu kỹ thuật của khách hàng yêu cầu.

Người chỉ huy công trình chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra công trình thường xuyên - Ảnh: Internet.

Người chỉ huy công trình chịu trách nhiệm giám sát, kiểm tra công trình thường xuyên - Ảnh: Internet.

Nếu bạn là người chỉ huy trưởng, việc để xảy ra sai sót chắc chắn sẽ mang lại hậu quả nghiêm trọng. Việc kiểm tra thường xuyên, giám sát đột xuất để nắm rõ tinh thần và thái độ làm việc của công nhân công trường chắc chắn sẽ giúp quản lý chất lượng công trình được tốt nhất.

Nếu bạn hứng thú với công việc này, có thể ghé qua trang tuyển dụng chỉ huy trưởng công trình trên trang CareerBuilder để tham khảo bản mô tả công việc chỉ huy trưởng công trình chi tiết nhất.

2.2 Phối hợp cùng với các bộ phận liên quan và khách hàng

Để có một công trình thi công hoàn hảo, chắc chắn không thể chỉ cần một mình chỉ huy trưởng công trình. Họ cần phối hợp chặt chẽ với các bộ phận liên quan khác để hỗ trợ nhau trong suốt quá trình thực thi. Ngoài ra, họ cũng sẽ thay mặt công ty đàm phán và làm việc trực tiếp với khách hàng để xác định yêu cầu, quy tắc riêng áp dụng vào các dự án.

2.3 Chỉ huy trưởng công trình lo các thủ tục về mặt pháp lý

Về cơ bản, chỉ huy trưởng phải thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của mình, nhưng vì tính chất an toàn thi công nên họ cũng phải có thêm một trách nhiệm nữa là phụ trách pháp lý. Mục đích nhằm đảm bảo việc thi công hoàn toàn hợp pháp.

Tất cả các giấy tờ liên quan đến dự án như giấy phép xây dựng, hợp đồng giữa công ty và chủ đầu tư, hợp đồng giữa công ty và nhà cung cấp đều do chỉ huy trưởng phụ trách.

2.4 Quyết định việc sử dụng nguyên vật liệu đầu vào của dự án

Bạn nghĩ ai sẽ là người quản lý nguồn nguyên liệu đầu vào cho dự án? Tất nhiên, với cương vị là người có chuyên môn, hiểu biết về thi công và có nhiều kinh nghiệm thì chỉ huy trưởng sẽ đảm nhận công việc này.

2.5 Có trách nhiệm tham mưu cho ban giám đốc về quản lý công trình

Tất cả các nghiệp vụ liên quan đến dự án và thi công xây dựng, chỉ huy trưởng là người nắm rõ nhất. Do đó, họ có trách nhiệm tham mưu, tư vấn cho Ban lãnh đạo cách thức quản lý cùng một số tiêu chuẩn của dự án để Ban lãnh đạo nắm rõ hơn.

Ban giám đốc công trình cần được tham mưu chi tiết dự án - Ảnh: Internet.

Ban giám đốc công trình cần được tham mưu chi tiết dự án - Ảnh: Internet.

2.6 Phụ trách đảm bảo an toàn lao động nơi công trường

Chúng ta đều biết, môi trường thi công là một môi trường tiềm ẩn nhiều rủi ro. Khó thể nào dự đoán được rủi ro khi nào sẽ xảy ra và xảy ra ở đâu. Vì vậy, để đảm bảo an toàn tính mạng cho người lao động, chỉ huy trưởng phải ban hành nội quy bảo hộ lao động và người công nhân thi công phải tuân thủ.

Ví dụ như ban hành một số quy định để giảm thiểu tai nạn lao động như quy định mặc quần áo bảo hộ, mũ, giày và găng tay do công ty cung cấp khi vào khu vực làm việc. Vì con người là tài sản không thể thay thế nên chỉ huy trưởng cần phải tìm ra giải pháp tốt nhất đảm bảo an toàn cho tất cả công nhân trên công trường. Đây là một nhiệm vụ rất khó khăn mà không phải ai cũng có thể làm được.

2.7 Báo cáo kết quả tình hình hoạt động

Khi làm việc trong bất kỳ doanh nghiệp nào, việc báo cáo công việc cho cấp trên là điều đương nhiên của một nhân viên. Tuy nhiên, hình thức báo cáo còn tùy thuộc vào từng doanh nghiệp khác nhau. Một số doanh nghiệp yêu cầu báo cáo hàng ngày về kết quả đạt được, trong khi những doanh nghiệp khác sẽ yêu cầu bạn báo cáo công việc của mình hàng tuần, hàng quý.

Thực hiện báo cáo hoạt động dự án là một phần của công việc - Ảnh: Internet.

Thực hiện báo cáo hoạt động dự án là một phần của công việc - Ảnh: Internet.

3. Yêu cầu tuyển dụng của vị trí chỉ huy trưởng công trường

3.1 Bằng cấp, kiến thức

Trình độ học vấn:

● Tốt nghiệp đại học.

● Có Chứng chỉ về chỉ huy trưởng, An toàn lao động - Phòng cháy chữa cháy.

Trình độ chuyên môn:

● Có chuyên môn về xây dựng đường bộ hoặc hạ tầng kỹ thuật.

● Biết cách kiểm tra dự toán, bản vẽ đối với các công trình hạ tầng kỹ thuật.

● Có ít nhất 5 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương.

● Ưu tiên ứng viên làm kỹ sư cầu đường, có kinh nghiệm thi công cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

● Sử dụng thành thạo phần mềm dự toán và phần mềm quản lý tiến độ dự án.

● Khả năng thực hiện báo cáo và thuyết trình tốt.

Trình độ học vấn rất quan trọng khi ứng tuyển làm chỉ huy trưởng công trình - Ảnh: Internet.

Trình độ học vấn rất quan trọng khi ứng tuyển làm chỉ huy trưởng công trình - Ảnh: Internet.

3.2 Kỹ năng, phẩm chất

Đương nhiên chúng tôi không thể đảm bảo rằng một khi bạn thực hiện và có những yếu tố này, bạn sẽ trúng tuyển 100%, nhưng có thể khẳng định công việc của bạn sẽ suôn sẻ hơn, dễ dàng hơn rất nhiều. Ngoài ra, bạn cũng cần trang bị cho bản thân một số kỹ năng mềm như sau:

● Khả năng lãnh đạo trong công việc: Nếu bạn nhận thấy khả năng của mình chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc, bạn có thể đi học thêm các khóa đào tạo về các kỹ năng này.

● Bạn cần có kỹ năng giao tiếp tốt và có thể làm việc với nhiều bộ phận khác để giúp công việc diễn ra thuận lợi, hai bên hiểu nhau và hỗ trợ tốt hơn cho công việc của nhau.

● Kỹ năng giải quyết vấn đề cũng là một yếu tố giúp bạn thành công hơn trong công việc. Trong bất kỳ trường hợp nào xảy ra, nếu bạn nhạy bén và biết cách xử lý sự cố, bạn nhất định sẽ có kết quả tốt.

4. Mức lương của chỉ huy trưởng công trình

Do tính chất công việc đòi hỏi kiến thức chuyên môn cao cùng nhiều kỹ năng đặc biệt nên mức lương của chỉ huy trưởng công trình cũng đặc biệt cao. Dựa trên 104 mẫu việc làm đã đăng tuyển trên CareerBuilder cho thấy, mức lương trung bình của vị trí này là khoảng 18,6 triệu đồng/ tháng.

Lương cơ bản của chỉ huy trưởng công trình được khảo sát bởi CareerBuilder - Ảnh: Internet.

Lương cơ bản của chỉ huy trưởng công trình được khảo sát bởi CareerBuilder - Ảnh: Internet.

Ngoài lương cứng, nhiều công ty, doanh nghiệp trả lương theo phần trăm hoa hồng dự án. Bạn cũng có thể nhận được nhiều đặc quyền và lợi ích khác như đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội đầy đủ theo quy định. Có thể thấy rằng, thu nhập của vị trí này rất hấp dẫn.

Mức lương cao là điều hấp dẫn trong công việc này nhưng đi đôi với điều đó là môi trường làm việc khắc nghiệt và bạn phải hết mình vì công việc. Chưa kể, môi trường làm việc tương đối nguy hiểm và thường xuyên phải đi công tác xa. Vì vậy, trước khi quyết định theo đuổi nghề này, bạn cần cân nhắc và nghiên cứu kỹ lưỡng về công việc.

5. Tìm việc làm chỉ huy trưởng công trình ở đâu?

Tìm kiếm việc làm qua các trang tuyển dụng đã trở nên rất phổ biến ngày nay. Với một cú click chuột rất đơn giản, bạn có thể dễ dàng tìm thấy rất nhiều cơ hội việc làm.

Đầu tiên, bạn cần tìm một trang web việc làm uy tín với nhiều thông tin tuyển dụng. Bạn có thể truy cập Careerbuilder.vn, một trang web tuyển dụng uy tín được các công ty, doanh nghiệp lớn đăng tải thông tin tuyển đều đặn. Đến với trang web này, bạn sẽ tăng cơ hội kiếm được việc làm.

Từ các tin tuyển dụng trên trang, bạn có thể chọn cho mình một danh sách doanh nghiệp phù hợp đang tuyển chỉ huy trưởng công trình và nộp hồ sơ. Để đảm bảo nhà tuyển dụng đánh giá cao sơ yếu lý lịch của bạn, bạn cần chọn mẫu sơ yếu lý lịch phù hợp với công việc mà bạn đang ứng tuyển. Tất cả đều có thể tham khảo chi tiết tại CareerBuilder.

Trên đây là những chia sẻ về việc làm của chỉ huy trưởng công trình đầy đủ và chi tiết nhất. Hy vọng bài viết này của CareerBuilder sẽ giúp các bạn có những định hướng nghề nghiệp đúng đắn trong tương lai. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm chỉ huy trưởng công trình thì có thể tham khảo các thông tin tuyển dụng mới nhất trên website Careerbuilder.vn.

3 điều chưa biết về tạo hình tượng "ảo"3 điều chưa biết về tạo hình tượng 'ảo'

Mạng xã hội (MXH) từ lâu đã là một thị trường cơ hội cho sự nghiệp của chúng ta mở rộng và phát triển. Nhưng "quảng cáo" bản thân như thế nào cho hiệu quả, hãy để CareerBuilder bật mí cho bạn.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên