01/05/2023 19:43 GMT+7

Trung Quốc muốn 'phong sát' các tòa nhà kỳ dị nhưng không được

Thời các tòa nhà ở Trung Quốc say mê hướng ngoại, tìm "cái mới" trong xây dựng đã qua khi chính phủ nước này bắt đầu "khai tử" những công trình có thiết kế kỳ dị.

Trung Quốc phong sát không được các tòa nhà kỳ dị nhất - Ảnh 1.

Tòa nhà Guangzhou Circle ở tỉnh Quảng Châu - Ảnh: THE WEATHER CHANNEL

Một trung tâm mua sắm ở Thượng Hải bắt chước thiết kế vườn treo Babylon, tòa nhà Fang Yuan hình đồng xu ở Thẩm Dương, trụ sở Đài truyền hình CCTV... 

Đó là những biểu tượng xa hoa từng tượng trưng cho sự trỗi dậy kinh tế nhanh chóng của Trung Quốc vài thập kỷ qua.

Đáng nói đây cũng là những tòa nhà có tên trong "Cuộc khảo sát hằng năm về những tòa nhà xấu nhất" do trang web kiến trúc Archcy.com thực hiện.

Ông Zhou Rong, một trong những giám khảo sáng lập của cuộc khảo sát, đồng thời là phó giáo sư kiến trúc tại Đại học Thanh Hoa, viết: “Tốc độ đô thị hóa siêu tốc trong hai thập kỷ qua đã dẫn đến tình trạng xây dựng bùng nổ ở khắp nơi trên toàn quốc.

Giống như bịt mắt chạy nước rút, tình trạng này đã dẫn đến sự đổ vỡ trong tư tưởng và thiết kế văn hóa”.

Xu hướng thiết kế "kỳ dị" chưa dừng lại

Phản ứng dữ dội của công chúng đối với những tòa nhà trên nghiêm trọng đến mức ngay cả chính phủ cũng phải vào cuộc. Tuy nhiên xu hướng trên chưa có dấu hiệu dừng lại.

Theo Hãng tin Bloomberg, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đích thân kêu gọi chấm dứt việc xây dựng “những tòa nhà kỳ dị”.

Trung Quốc phong sát không được các tòa nhà kỳ dị nhất - Ảnh 2.

Khách sạn Thiên Tử có hình ba vị thần Phúc, Lộc, Thọ ở tỉnh Hà Bắc - Ảnh: THE WORLD OF CHINESE

Ông Zhou cho biết bản thân từng nghĩ cuộc khảo sát những tòa nhà xấu xí sẽ hết "dữ liệu" để công bố trong một hoặc hai năm, nhưng cho đến hiện tại các công trình vẫn mọc lên như nấm trên khắp đất nước, bao gồm các bản sao tòa nhà Quốc hội Mỹ hoặc quảng trường Thiên An Môn.

Trung Quốc thời kỳ hậu cải cách là sự phô trương cơ sở hạ tầng của Thượng Hải, nơi có thể tìm thấy những siêu dự án đầu tiên. 

Vào những năm 1980, phố Đông ở Thượng Hải chỉ là trang trại nông nghiệp và xưởng đóng tàu.

Ở đó, các nhà lãnh đạo chính trị của Trung Quốc đã nhìn thấy cơ hội xây dựng một trung tâm tài chính toàn cầu ngang tầm với London (Anh) và New York (Mỹ).

Đầu tiên là tháp truyền hình Oriental Pearl (Minh Châu Phương Đông) có độ cao 468m, hoàn thành năm 1994 và trở thành tòa tháp cao nhất châu Á. 

Rồi tháp Thượng Hải cao 632m, hoàn thành vào năm 2015 và là tòa nhà cao thứ ba thế giới.

Trung Quốc phong sát không được các tòa nhà kỳ dị nhất - Ảnh 4.

Tháp truyền hình Oriental Pearl (Minh Châu Phương Đông) ở Bắc Kinh - Ảnh: MEET IN SHANGHAI

Các thành phố khác của Trung Quốc vì thế bắt đầu mô phỏng mô hình của Thượng Hải. Tuy nhiên, chính Thế vận hội Bắc Kinh 2008 đã làm bùng nổ các tòa nhà khoa trương như một cách để thể hiện sự tiến bộ của Trung Quốc với thế giới.

Chúng bao gồm trụ sở CCTV với biệt danh “chiếc quần lớn”, Nhà hát Lớn quốc gia hình quả trứng và các địa điểm thể thao như sân vận động Tổ chim và trung tâm thể thao dưới nước Water Cube, tòa nhà Circle Building ở Quảng Châu (hoàn thành vào năm 2014) giống như một chiếc bánh rán vàng.

Tiếp nối, và từng đoạt giải Tòa nhà xấu xí nhất là tòa nhà Fang Yuan hình đồng xu ở Thẩm Dương. Rồi những tòa nhà giống như chai rượu, những bức tượng thần dân gian, một con búp bê babushka, một thỏi vàng, một cây vĩ cầm và thậm chí cả một con cua...

Danh sách những công trình xấu xí cứ thế kéo dài.

Trung Quốc phong sát không được các tòa nhà kỳ dị nhất - Ảnh 5.

Tòa nhà 1.000 Trees ở Thượng Hải - Ảnh: DEZEEN

Thậm chí 1.000 Trees, một trung tâm mua sắm ở trung tâm thành phố Thượng Hải đã bị chỉ trích vì giống hình ảnh ngôi mộ truyền thống của Trung Quốc.

Nó trở thành một điểm gây tranh cãi, đặc biệt trong làn sóng tử vong do dịch COVID-19 của Trung Quốc vào cuối năm ngoái, khi nhiều người cho hình dáng của tòa nhà gây xui rủi cho thành phố.

Tám tòa tháp được dựng lên trên bờ sông của thành phố Trùng Khánh cũng bị chỉ trích quá giống với khu nghỉ dưỡng Marina Bay Sands của Singapore.

Tìm về bản sắc

Sau ba năm đại dịch, Trung Quốc có thể muốn một lần nữa xây dựng lại chính mình để thoát khỏi tình trạng suy thoái.

Trung Quốc phong sát không được các tòa nhà kỳ dị nhất - Ảnh 6.

Tòa nhà Đài truyền hình CCTV - Ảnh: BLOOMBERG

Các nhà lãnh đạo hàng đầu đã tuyên bố sẽ duy trì mức chi tiêu công “cần thiết” vào năm 2023 và hoạt động xây dựng đã rầm rộ trở lại. Tuy nhiên, những tòa nhà phù phiếm không còn nhiều ý nghĩa nữa.

Chiến dịch "thịnh vượng chung" của Bắc Kinh không khuyến khích phô trương sự giàu có kệch cỡm.

Trung Quốc phong sát không được các tòa nhà kỳ dị nhất - Ảnh 7.

Tòa nhà Raffles City tại Trùng Khánh - Ảnh: BUSINESS TRAVEL NEWS

Một Trung Quốc yêu nước hơn cũng thận trọng hơn trong việc phục vụ thị hiếu nước ngoài và họ đang tìm về những thiết kế mang bản sắc dân tộc.

"Khi nền văn minh của chúng ta tìm ra bản sắc văn hóa của mình thông qua kiến trúc công cộng, thử và sai là một phần của quá trình này. Quan trọng là phải có cơ chế tự sửa", ông Zhou cho biết.

Những tòa nhà kỳ dịNhững tòa nhà kỳ dị

TTO - Nhiếp ảnh gia, nghệ sĩ chuyên vẽ kỹ thuật số Filip Dujardin đã sáng tạo một loạt thao tác ảnh kỳ quái của kiến trúc theo chủ nghĩa thô mộc. Những tòa nhà cứ như bị biến dạng chắc chắn để lại cho người xem nhiều sự bối rối.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên