Bức tượng cao 9,5m này nằm ngay lối vào Bảo tàng quốc gia Trung Quốc ở Thiên An Môn.
Sự kiện này đánh dấu sự trở lại của triết lý đạo Khổng đối với người dân và đất nước Trung Quốc.
Phóng to |
Bức tượng cao 9,5m đặt ở Thiên An Môn - Ảnh: AFP |
Đạo Khổng với triết lý tập trung vào sự hòa hợp, cân bằng và nhấn mạnh trách nhiệm của công dân với nhà cầm quyền đã được chính quyền Trung Quốc khôi phục mạnh mẽ.
Tờ Bắc Kinh nhật báo trích dẫn một quan chức giấu tên nói bức tượng được dựng lên như một sự thừa nhận rằng Nho giáo là “biểu tượng của văn hóa truyền thống Trung Hoa”.
Với sự hỗ trợ từ chính quyền, các viện nghiên cứu Nho giáo đã được thiết lập trên toàn thế giới với mục tiêu thúc đẩy ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc. Tháng 9-2010, lần đầu tiên một lễ tưởng niệm ngày sinh Khổng Tử đã được tổ chức ở thủ đô Bắc Kinh từ năm 1949. Nho giáo cũng đã hồi sinh mạnh mẽ trong các tác phẩm sách, phim ảnh, truyền hình và cả ở trường học tại Trung Quốc.
“Sự vươn lên của một cường quốc đòi hỏi một nền tảng văn hóa, và văn hóa Trung Quốc dựa trên tinh thần hòa hợp” - Wu Weishan, nhà điêu khắc là tác giả bức tượng, nói với hãng tin AP.
Các chuyên gia xã hội học cho rằng phát triển kinh tế tại Trung Quốc “đã làm gia tăng chủ nghĩa cá nhân, sự cạnh tranh và lo lắng trên toàn xã hội, nên xuất hiện nhu cầu về các tiêu chuẩn đạo đức và nâng cao trách nhiệm xã hội”, Daniel A. Bell, giáo sư triết học ở đại học Thanh Hoa, tác giả cuốn “Đạo Khổng mới ở Trung Quốc” nói.
Tháng 12-2010, Trung Quốc cũng ra mắt giải thưởng hòa bình Khổng Tử, được trao lần đầu tiên cho ông Liên Chấn, chính trị gia Đài Loan, chủ tịch danh dự Quốc dân đảng.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận