Cảnh kẹt xe kéo dài từ đường Cộng Hòa đến đường Hoàng Văn Thụ, cửa ngõ Tân Sơn Nhất, TP.HCM - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Theo bạn đọc T.Đ., để nâng cao văn hóa giao thông, không ai khác mà chính bản thân mỗi chúng ta phải tự có ý thức khắc phục những thói quen xấu dù nhỏ khi tham gia giao thông.
Dưới đây là bài viết của tác giả tham gia "chuyến xe văn minh" do báo Tuổi Trẻ tổ chức với sự đồng hành của Grab Việt Nam.
Mỗi chúng ta hãy trở thành một "mắt xích" quan trọng, cùng chung tay góp chút ý thức để nâng cao văn hóa giao thông, từ đó xây dựng một nền giao thông lành mạnh và an toàn".
T.Đ.
Một người bạn của tôi, anh Trung Tín (hẻm 284, đường Võ Văn Tần, quận 3, TP.HCM) tâm sự: "Tôi hay đi làm qua đường Hoàng Diệu và ngày nào tôi cũng bắt gặp cảnh mọi người ở đây chen lấn, vượt làn đường, chạy xe tràn lên cả vỉa hè vào những giờ cao điểm… Có khi va quẹt nhau rồi lại đứng giữa đường đôi co, khiến cả một con đường tắc nghẽn hơn nửa tiếng đồng hồ".
Còn với mình, điều khiến tôi ngán ngẩm nhất mỗi ngày là cảnh ùn tắc trước cổng trường tiểu học ở gần nhà vì rất nhiều phụ huynh dừng xe đợi đón con làm choán hết cả đường đi.
Chỉ cần nghĩ đến cảnh cứ tầm giờ bọn nhỏ tan học là con đường lẫn con hẻm dẫn vào nhà mình trở nên ồn ào và kẹt xe trầm trọng. Thỉnh thoảng giữa phụ huynh với người chạy xe máy ra vào con hẻm còn sinh ra cự cãi hết sức bát nháo.
Mưa đúng giờ tan trường khiến việc đưa đón học sinh gặp nhiều khó khăn - Ảnh: TỰ TRUNG
Với những thành phố đông đúc như Hà Nội hay TP.HCM, tình trạng giao thông ùn tắc như trên là điều không thể tránh khỏi. Và hậu quả là gì? Có đến 95% vụ tai nạn giao thông xảy ra xuất phát từ ý thức chủ quan của người điều khiển phương tiện.
Đôi khi chỉ vì một lỗi vi phạm nhỏ khi tham gia giao thông cũng có thể gây ra hậu quả khôn lường. Vì vậy, chẳng cần phải nói những điều quá lớn lao, chẳng cần phải làm những việc quá to tát, để giao thông tốt đẹp hơn, mỗi chúng ta hãy bắt đầu thay đổi ngay từ những thói quen đơn giản nhất, chẳng hạn như: đi đúng phần đường, nghiêm chỉnh chấp hành tín hiệu giao thông, không nghe nhạc hay dùng điện thoại khi đang lái xe...
Bên cạnh đó, cách ứng xử văn minh với người khác cũng là một phần quan trọng giúp cải thiện văn hóa giao thông. Điều này thể hiện qua một số hành động như: không chen lấn, cứu giúp người không may gặp rủi ro trên đường, tránh cãi vã và xô xát khi xảy ra va chạm…
Tôi rất hoan nghênh việc báo Tuổi Trẻ đã phối hợp với Grab Việt Nam triển khai chiến dịch "Chuyến xe văn minh" vào năm 2019.
Tiếp nối thành công đó, năm nay chiến dịch tiếp tục được phát động với chương trình "10 thói quen văn minh giao thông" với thông điệp "Thay thói quen nhỏ, tạo ý nghĩa to".
Vì vậy, tôi tham gia chương trình với mong muốn nhỏ là cùng mọi người góp phần cùng nhau thay đổi những thói quen không tốt khi tham gia giao thông, từ đó góp phần nâng cao văn hóa giao thông. Tạo cơ hội để mỗi người dân bảo toàn tính mạng, tài sản và sức khỏe của chính mình.
"Chuyến xe văn minh" là chiến dịch truyền thông do báo Tuổi Trẻ tổ chức với sự đồng hành của Grab Việt Nam nhằm mục đích góp phần nâng cao ý thức của người dân.
Đầu năm 2021, chiến dịch "Chuyến xe văn minh" tái khởi động với chương trình "10 thói quen văn minh giao thông" cùng thông điệp "Thay thói quen nhỏ, tạo ý nghĩa to" .
Người tham gia chỉ cần truy cập: h ttps://tuoitre.vn/chuyenxevanminh và lần lượt thực hiện 3 bước sau:
Bước 1: Đề xuất 1 thói quen nhỏ mà bạn nghĩ là sẽ ảnh hưởng lớn đến sự an toàn của mọi người khi tham gia giao thông (ví dụ: quên gạt chân chống, bóp kèn xe inh ỏi, sử dụng điện thoại khi đang lái xe…).
Bước 2: Nhập đầy đủ các thông tin được yêu cầu trong phần bảng hiện ra sau khi bạn ấn nút "Gửi".
Bước 3: Chia sẻ đường link thói quen mà bạn vừa đề xuất lên trang Facebook cá nhân ở chế độ "Công khai" và kêu gọi người thân, bạn bè vào bình chọn.
Ban tổ chức sẽ tiến hành trao 10 phần quà (1 triệu đồng/người) từ đơn vị đồng hành Grab Việt Nam đến 10 người tham gia có bài viết được bình chọn nhiều nhất.
Thăm dò ý kiến
Có ý kiến cho rằng không nên thu hồi xe cũ nát, không đảm bảo tiêu chuẩn... vì đó là kế sinh nhai của người nghèo. Theo bạn:
Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận