30/12/2022 10:47 GMT+7

Nhà xuất bản Giáo Dục lạm dụng độc quyền sách giáo khoa: Móc túi người dân trắng trợn!

CÔNG DŨNG tổng hợp
CÔNG DŨNG tổng hợp

'Chờ quá lâu rồi ngày này cũng đến. Lợi ích nhóm quá rõ ràng', bạn đọc bình luận về kết luận của Thanh tra Chính phủ việc Nhà xuất bản Giáo Dục lạm dụng độc quyền sách giáo khoa với giá cao bất hợp lý, 'lợi ích nhóm' phát hành sách bài tập.

Nhà xuất bản Giáo Dục lạm dụng độc quyền sách giáo khoa: Móc túi người dân trắng trợn! - Ảnh 1.

Học sinh lớp 1 Trường tiểu học Kỳ Đồng (Q.3, TP.HCM) sử dụng sách giáo khoa trong giờ học - Ảnh: NHƯ HÙNG

Cụ thể, Thanh tra Chính phủ chỉ ra nhiều sai phạm liên quan công tác biên soạn, in ấn và tăng giá sách giáo khoa. Đồng thời kiến nghị chuyển Bộ Công an điều tra "dấu hiệu lợi ích nhóm" giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo và Nhà xuất bản Giáo Dục trong in ấn, phát hành sách bài tập.

Trong đó, kết luận thanh tra chỉ rõ việc Nhà xuất bản Giáo Dục khi biên soạn sách giáo khoa đã thiết kế một số bảng số liệu để trống nên học sinh có thể viết vào, gây lãng phí hơn 2.000 tỉ đồng.

Nỗi bức xúc nhiều năm trời

Nhiều bạn đọc cho biết đây là nỗi bức xúc nhiều năm trời của biết bao phụ huynh về việc đầu mỗi năm học phải tốn cả triệu đồng để mua sách giáo khoa mới cho con em, vì sách cũ không dùng lại được bởi bị viết, vẽ, làm bài tập trực tiếp vào đó.

- Chờ quá lâu rồi ngày này cũng đến. Lợi ích nhóm quá rõ ràng. Những năm gần đây dư luận có rất nhiều bức xúc về lĩnh vực giáo dục mà điển hình là việc in ấn và phát hành sách giáo khoa của Nhà xuất bản Giáo Dục.

Sách giáo khoa thì thay đổi liên tục, những môn không cần thiết mà cũng ép phải mua sách giáo khoa lớp 1, 2 như Giáo dục thể chất, Âm nhạc... cộng với việc phải mua sách bài tập đi kèm... Giá sách thì chỉ có tăng. Lợi nhuận khổng lồ của in ấn và phát hành sách giáo khoa rơi vào túi ai? Đề nghị cơ quan điều tra làm rõ và truy đến cùng. (Ý kiến bạn đọc Đình)

- Tôi chờ ngày này lâu lắm rồi. Sách giáo khoa thì mỗi năm mỗi khác, mà lại có nhiều bộ nên hai con tôi không thể nào dùng lại sách của nhau được, gây lãng phí rất lớn. (Ý kiến bạn đọc Đức)

- Trời ơi, tôi chờ cái tin này lâu lắm rồi, bao nhiêu năm nay bộ làm ngơ với vấn đề sách giáo khoa. Tôi và biết bao nhiêu phụ huynh phải cắn răng chịu đựng! (Ý kiến bạn đọc Peter Phan)

- Thật sự hơn mười năm nay tần suất in, thay đổi sách giáo khoa chóng mặt luôn, mỗi nhiệm kỳ bộ trưởng in mấy lần. Phụ huynh phải mua bộ sách cho con học được một lần rồi bỏ, chưa kịp cho hàng xóm chứ đừng nói chờ cho thằng em nó cách 4-5 năm học nhờ.

Hồi xưa chị tôi học để sách lại cho 2-3 đứa em vẫn học bộ sách đó. Qua thanh tra cần điều tra để chấn chỉnh lại việc có nhóm lợi ích trong in ấn sách tùy tiện như hiện nay. (Bạn đọc Hữu Thuận)

- Chuyện sách giáo khoa cho học sinh, phụ huynh bức xúc bao nhiêu năm qua mà chẳng biết kêu ai. Mong các cấp có thẩm quyền làm rõ vấn đề. (Bạn đọc nick name Đàn ông SG)

- Chuyện gì đến rồi cũng sẽ đến thôi. Thật kinh khủng khi nhóm lợi ích thao túng khắp nơi. Phải xử mạnh tay, không khoan nhượng. Làm giàu trên sự đau khổ của người dân là hành vi bất nhân. (Bạn đọc Dương Văn Tuấn)

Nhà xuất bản Giáo Dục lạm dụng độc quyền sách giáo khoa: Móc túi người dân trắng trợn! - Ảnh 3.

Lợi dụng học sinh, tạo gánh nặng cho phụ huynh

Bạn đọc còn bức xúc hơn khi kết luận thanh tra chỉ ra "mức giá sách giáo khoa mà người dân phải mua bị xác định cao hơn giá sách giáo khoa phải đăng ký đúng giá" khoảng 85 tỉ đồng.

Việc phát hành sách giáo khoa qua các kênh phát hành đến tay người tiêu dùng qua nhiều bước trung gian "nên chưa tiết kiệm được chi phí"... Những khoản này trở thành gánh nặng của nhiều gia đình khi phải mua sách giáo khoa với giá cao bất hợp lý.

- Bao nhiêu gia đình rất khó khăn trong cuộc sống, bao nhiêu cha mẹ phải nhịn ăn nhịn mặc để có một số tiền không nhỏ đi mua sách giáo khoa cho con đến trường, giờ lòi ra toàn "lợi ích nhóm", ăn bao nhiêu tiền của các gia đình khó khăn. (Bạn đọc Cam Mậu)

- Họ chả quan tâm đến khó khăn của giáo viên và học sinh mỗi khi họ đổi sách giáo khoa mỗi năm mỗi khác. Nhiều phụ huynh phải vay tiền để mua sách mới trong khi sách năm trước thì bán ve chai.

Đúng là lợi dụng học sinh để móc túi phụ huynh, dù phụ huynh có chạy ăn từng ngày họ cũng mặc kệ. (Bạn đọc Chóe)

- Việc phải mua nhiều sách trong thời gian qua là gánh nặng cho nhiều gia đình. Tồi tệ hơn, các cháu học sinh, nhất là các cháu nhỏ phải mua và đọc quá nhiều sách trùng lặp, không có hiệu quả, gây tốn kém thời gian và lãng phí rất lớn cho xã hội. (Bạn đọc An Dinh)

Bạn quan tâm và muốn chia sẻ thêm điều gì về vấn đề trên? Theo bạn, cần phải làm gì để chấm dứt việc Nhà xuất bản Giáo Dục lạm dụng độc quyền sách giáo khoa?

Mọi phản ảnh, góp ý, hiến kế... mời bạn gởi đến phản hồi trong ngày qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết

Nhà xuất bản Giáo Dục ‘lạm dụng độc quyền sách giáo khoa’, giá sách cao bất hợp lý Nhà xuất bản Giáo Dục ‘lạm dụng độc quyền sách giáo khoa’, giá sách cao bất hợp lý

Những lùm xùm về độc quyền sách giáo khoa gây bức xúc dư luận trong nhiều năm nay đã được thanh tra xác định rõ là “lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường”. Và phụ huynh đã phải mua sách giá cao bất hợp lý.

CÔNG DŨNG tổng hợp
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên