Công an Đắk Lắk đã có kết luận phó văn phòng đại diện tạp chí chưa có bằng cấp 2 nhưng vẫn hành nghề, tác nghiệp báo chí nhiều năm liền.
TTO - Có tiền là có bằng, 'lôi' thêm một người vào học là nhận 'thưởng' 7 triệu đồng... Trường đại học - nơi đáng lẽ cần sự nghiêm túc, công minh của thầy, sự chăm chỉ, quyết tâm của trò - tự bao giờ lại biến thành cái chợ để mua bán bằng cấp?
TTO - Tòa sơ thẩm đánh giá hành vi cấp bằng giả của các bị cáo đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm đến uy tín của cơ quan, đơn vị giáo dục. Tuy nhiên, 10 bị cáo đều không đóng vai trò chủ mưu, chỉ là đồng phạm.
TTO - Viện kiểm sát đánh giá cựu hiệu trưởng Trường đại học Đông Đô, Dương Văn Hòa, biết việc làm của mình là vi phạm nhưng từ năm 2018 đến 2019, bị cáo vẫn thực hiện chỉ đạo của Trần Khắc Hùng để ký 429 bằng giả.
TTO - Khai tại tòa, nhiều bị cáo cho biết quá trình cấp văn bằng 2 tiếng Anh giả, chủ tịch HĐQT Trường đại học Đông Đô Trần Khắc Hùng quy định mỗi nhân viên 'lôi kéo' được một hồ sơ đăng ký sẽ được thưởng ít nhất 7 triệu.
TTO - Cựu hiệu trưởng ĐH Đông Đô nói rằng việc cấp bằng giả là chủ trương của ông Trần Khắc Hùng (chủ tịch HĐQT), bị cáo là hiệu trưởng nếu không làm theo chỉ đạo sẽ bị đuổi việc.
TTO - Những người mua, kẻ bán bằng giả của Đại học Đông Đô đều nhận cái kết “đắng” bởi nhóm cựu lãnh đạo nhà trường vướng vòng lao lý, còn những cán bộ mua bằng để tiến thân thì bị kỷ luật hoặc mất chức.
TTO - Theo thông báo từ HĐXX, do nhiều luật sư bào chữa cho các bị cáo có đơn xin hoãn phiên tòa nên HĐXX quyết định thay đổi lịch xét xử vụ án Đại học Đông Đô bán hàng trăm bằng giả sang ngày 23-12.
TTO - Cùng với việc truy tố nhóm cựu lãnh đạo Trường đại học Đông Đô, Viện kiểm sát cũng xác định có nhiều người 'mua' bằng là cán bộ công chức.
TTO - Cơ quan tố tụng cho rằng Bộ Giáo dục - đào tạo chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý việc thực hiện quy chế tuyển sinh, đào tạo, chưa chỉ đạo kịp thời công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động đối với Đại học Đông Đô đúng quy định.
TTO - Nhóm cựu lãnh đạo Trường đại học Đông Đô bị cáo buộc mặc dù biết rõ việc làm và cấp văn bằng 2 tiếng Anh không qua tuyển sinh, đào tạo là vi phạm pháp luật, nhưng đã ký hàng trăm văn bằng giả cùng nhiều quyết định khác để hưởng lợi bất chính.
TTO - Trong bản kết luận điều tra bổ sung, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã liệt kê danh tính nhiều cá nhân được ĐH Đông Đô cấp văn bằng 2 tiếng Anh giả.
TTO - Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra bổ sung, đề nghị Viện KSND tối cao truy tố 10 bị can về tội 'giả mạo trong công tác' trong vụ ĐH Đông Đô cấp hàng trăm bằng cử nhân giả.
TTO - Lãnh đạo của Học viện Khoa học xã hội cho biết sau khi có kết luận của cơ quan điều tra, học viện đã quyết định thu lại bằng, hủy hết các kết quả liên quan đối với người học sử dụng văn bằng của Trường ĐH Đông Đô.
TTO - Bộ Công an đề nghị các cá nhân đã được Trường đại học Đông Đô cấp bằng không đúng quy định liên hệ với Cơ quan an ninh điều tra để trình báo, làm việc và cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ công tác điều tra.
TTO - Sự việc 193 người 'được cấp bằng không qua đào tạo' tại Trường ĐH Đông Đô gây lúng túng cho một số trường ĐH, vì tuy học giả nhưng bằng được cấp là bằng thật.
TTO - Hiện các cơ sở đào tạo đại học có nghiên cứu sinh sử dụng văn bằng 2 Ngôn ngữ Anh do Trường đại học Đông Đô cấp đã báo cáo lên Bộ GD-ĐT và chờ phương án xử lý.
TTO - Báo cáo của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam tổng hợp tình hình nhân dân năm 2020 nhấn mạnh vấn đề này.
TTO - Cần công khai danh tính những trường hợp biết sai mà vẫn làm, cố tình mua bằng để phục vụ các mục tiêu khác nhau. Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia, nhà giáo về phương án xử lý những người mua bằng tại Trường ĐH Đông Đô.