26/02/2019 22:34 GMT+7

Tường trình bất ngờ từ Triều Tiên của phóng viên Tuổi Trẻ

THÁI LỘC - ĐÀ TRANG
THÁI LỘC - ĐÀ TRANG

TTO - Trong những ngày ở trong lòng đất nước Triều Tiên, có rất nhiều trải nghiệm thú vị, khác hẳn tất cả những nước mà chúng tôi từng đến. Ấn tượng hơn cả là những công trình hoành tráng ở thủ đô Bình Nhưỡng.

Tường trình bất ngờ từ Triều Tiên của phóng viên Tuổi Trẻ - Ảnh 1.

Khải Hoàn môn ở Bình Nhưỡng - Ảnh: THÁI LỘC

Những công trình hoành tráng

Chúng tôi bắt đầu từ Đan Đông (Trung Quốc), vượt biên giới trên chuyến tàu liên vận qua sông Áp Lục để đến Tân Nghĩa Châu thuộc tỉnh Bình An Bắc của Triều Tiên.

Sau hơn nửa ngày đi trên chuyến tàu chạy chậm và khá ồn, một anh bạn bất ngờ đánh thức cả nhóm đang thiu ngủ: "Đến Bình Nhưỡng rồi!". Anh này phát hiện đến thủ đô khi nhìn thấy cái "khách sạn tam giác" từ xa xa.

Quả là không biết khoảng cánh và không nắm thời gian nên ngôi nhà chọc trời khá nổi tiếng trở thành chỉ dấu nhận biết đã đến thành phố Bình Nhưỡng. Đó là khách sạn Ryugyong, một biểu tượng mới của thủ đô Bình Nhưỡng hình kim tự tháp trong tư thế lao vút lên không gian, nhưng biểu tượng này sẽ còn dang dở không biết đến lúc nào…

Tường trình bất ngờ từ Triều Tiên của phóng viên Tuổi Trẻ - Ảnh 2.

Khách sạn Ryugyong cao 105 tầng nhìn từ tàu liên vận vẫn đang dở dang - Ảnh: THÁI LỘC

Khách sạn Ryugyong nằm cuối đường Potong Bridge ở quận Lạc Lãng, cao 105 tầng, 330m, nằm trong "top 50" tòa nhà cao nhất thế giới đến thời điểm hiện tại.

Khởi công từ năm 1987, kế hoạch sẽ hoàn thành ban đầu vào năm 1989 để kịp phục vụ Liên hoan thanh niên và sinh viên thế giới lần thứ 13 ở Bình Nhưỡng, và khánh thành vào năm 2012 nhân dịp 100 năm ngày sinh của lãnh tụ Kim Nhật Thành.

Tuy nhiên, khi xây xong phần thô và cất nóc vào năm 1992, công trình bị treo hơn 15 năm mới khởi động lại. Trong khoảng thời gian ấy, công trình trở thành một khối bê thông thô ráp, lừng lững chẳng khác nào một cái đinh chĩa lên trời xanh.

Một nhà ngoại giao cho biết, vào khoảng năm 2008, công trình bắt đầu được dát kính quanh tòa nhà, để che toàn bộ phần xây thô xấu xí. Toàn bộ số tiền do Công ty Orascom Telecom của Ai Cập đầu tư.

Đổi lại, công ty này độc quyền kinh doanh mạng di động ở Triều Tiên trong vòng 4 năm (có thông tin cho biết là 5 năm). Đến thời điểm hiện nay, Koryolink là nhà mạng di động có 3G duy nhất hoạt động ở Triều Tiên - một liên doanh giữa Công ty Orascom Telecomn của Ai Cập sở hữu 75% vốn, phần còn lại là Tập đoàn Bưu chính viễn thông Triều Tiên.

Tường trình bất ngờ từ Triều Tiên của phóng viên Tuổi Trẻ - Ảnh 3.

Đại học tập đường nhân dân ở thủ đô - Ảnh: THÁI LỘC

Nhiều ngày ngồi trên xe rảo quanh trên thành phố Bình Nhưỡng, chúng tôi bắt gặp hàng loạt công trình kiến trúc vô cùng vĩ đại.

Đó có thể là sân vận động May Day thuộc hàng lớn nhất thế giới với 150.000 chỗ ngồi, sân vận động trong nhà 20.000 chỗ ngồi, những cung thể thao, công viên nước, nhà hát hay những dãy cao ốc vô cùng hoành tráng đối xứng qua những tuyến phố rộng rãi và thẳng tắp…

Hầu hết kiến trúc to lớn ấy khi xây dựng để trở thành những điểm nhấn của không gian, rất đẹp đẽ và hoành tráng, trong khi công năng sử dụng rất khó có nguồn để kiểm chứng hiệu quả đến mức nào.

Theo nhận xét của PGS.KTS Nguyễn Quốc Thông, phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam, những công trình vĩ đại được xây dựng giai đoạn "hoàng kim" vào những năm thập niên 1980 của Triều Tiên nhìn chung khá ổn, cơ bản tuân theo đúng nguyên tắc kết cấu thiết kế và tiếp cận với thế giới.

Còn những công trình xây dựng trong giai đoạn kế tiếp cũng rất hoành tráng, song có một vài độ chênh nhất định giữa nội dung và hình thức kiến trúc.

Tường trình bất ngờ từ Triều Tiên của phóng viên Tuổi Trẻ - Ảnh 4.

Công trình - khu phức hợp khoa học công nghệ nằm ở Ngải đảo giữa sông Đại Đồng, Bình Nhưỡng - Ảnh: THÁI LỘC

Trong đó, công trình Ssuk Islet - khu phức hợp khoa học công nghệ nằm ở Ngải đảo giữa sông Đại Đồng ở thủ đô Bình Nhưỡng mang dáng dấp mô hình nguyên tử, có vai trò như là một "thư viện điện tử".

Theo nhận xét của PGS Nguyễn Quốc Thông, công trình bọc kính to lớn với những hành lang rộng mênh mông, hầu như không được thiết kế dựa trên các tỉ lệ và bài toán tiết kiệm năng lượng.

Công trình này hầu như không có quy phạm, tiêu chuẩn, không đồng nhất giữa nội dung và hình thức. Nó biểu hiện độ vênh giữa một bên là mong muốn về sự to lớn và một bên là ứng dụng công nghệ hiện đại. "Thế giới ít ai làm như thế!", PGS Nguyễn Quốc Thông nhận xét.

Tường trình bất ngờ từ Triều Tiên của phóng viên Tuổi Trẻ - Ảnh 5.

Ga Bình Nhưỡng - Ảnh: THÁI LỘC

Nhiều điều bất ngờ

Có thể nói ít nơi trên thế giới có thủ đô ngăn nắp, sạch sẽ và yên ắng như Bình Nhưỡng của Triều Tiên. Bất ngờ đầu tiên ngay từ khi xuống tàu ở ga Bình Nhưỡng, nhà ga với lối kiến trúc sang trọng, tuyệt đẹp xây dựng vào năm 1954.

Trên sân ga có khá nhiều xe cộ; khá nhiều taxi nhưng luôn lắc đầu với khách nước ngoài. Một nhóm nhạc học đường, gồm một tốp học sinh chừng 30-40 em đeo khăn quàng đỏ tấu nhạc dưới sự chỉ huy của một nhạc trưởng cũng lứa tuổi thiếu niên, như để chào đón du khách đến với Bình Nhưỡng thân yêu.

Tường trình bất ngờ từ Triều Tiên của phóng viên Tuổi Trẻ - Ảnh 6.

Đường sá ở thủ đô Bình Nhưỡng khá rộng rãi nhưng vắng bóng xe cộ - Ảnh: THÁI LỘC

Thành phố Bình Nhưỡng khá vắng vẻ, rất yên bình với nhiều đường phố rợp bóng cây xanh, sạch sẽ và rất ít xe cộ. Hầu hết tuyến phố, ở hai bên vỉa hè là dãy cây xanh, kế đến là lối đi dành cho xe đạp và bên trong là phần rất rộng dành cho người đi bộ.

Xe chở chúng tôi chạy qua nhiều tuyến đường quy củ, ngăn nắp như thế, qua nhiều ô phố có các kiến trúc cao tầng xen kẽ với những kiến trúc cổ kính theo lối Á Đông để đến thăm hai lãnh tụ bất tử - tượng đài hai vị lãnh tụ Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật trên đồi Mansudae, một điểm đến đầu tiên của du khách tại Bình Nhưỡng.

Tường trình bất ngờ từ Triều Tiên của phóng viên Tuổi Trẻ - Ảnh 7.

Tượng đài lãnh tụ Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật - Ảnh: THÁI LỘC

Tiếp đến là hàng loạt bất ngờ, ngạc nhiên khi chúng tôi được đi xem hòa nhạc với một chương trình vô cùng hoành tráng, chất lượng rất cao của các thiếu nhi trong một nhà hát hoành tráng; được xem xiếc trình độ rất cao, điêu luyện ở Bình Nhưỡng; được uống bia tươi, khiêu vũ bên dòng sông Đại Đồng, Triều Tiên; được đi tàu điện ngầm sâu hơn mức bình thường; được trải nghiệm "vương quốc" hầm và cầu; hay được thăm làng đình chiến Bàn Môn Điếm...

Và ngạc nhiên hơn cả khi được sở hữu đồng won xanh, won đỏ rất đặc biệt, được tìm hiểu câu chuyện lương thực và tem phiếu; câu chuyện giáo dục không mất tiền và đặc biệt nhất là được nghe người dân Triều Tiên trực tiếp chia sẻ về ước nguyện thống nhất rất mãnh liệt của mình.

Tường trình bất ngờ từ Triều Tiên của phóng viên Tuổi Trẻ - Ảnh 8.

Thiếu nhi Bình Nhưỡng biểu diễn hòa nhạc phục vụ mọi người - Ảnh: THÁI LỘC

Dùng Internet trên đất Triều Tiên

Trong những ngày ở Triều Tiên, ngoài ngủ đêm ở khách sạn, hầu hết thời gian trong tuyến tham quan, chúng tôi gần như được "kèm" rất chặt bởi cô Choe Un Mi, hướng dẫn viên tiếng Anh, anh Choe Hong Guk, hướng dẫn viên tiếng Trung, và anh tài xế Yun Hyok Chol.

Tất cả đều phải thông qua họ, trong cảnh không mạng, không điện thoại, mù tịt thông tin bên ngoài, không được giao tiếp với người dân, và chỉ được quay phim, chụp hình ở những nơi được ra dấu cho phép.

Tuy vậy, chúng tôi cũng có vài tiếng tách ra khỏi họ, khi được anh Nguyễn Trọng Quân, tùy viên ngoại giao của Đại sứ quán VN ở Bình Nhưỡng, đánh xe chở đến thăm cơ quan sứ quán và được lướt web, cập nhật thông tin thỏa thích trong mấy tiếng…

Đại sứ quán Việt Nam tại số 7 Munsu, quận Đại Đồng Giang, trong khu đất rộng với 1,7ha, và là sứ quán rộng thứ ba tại Bình Nhưỡng, sau Nga và Trung Quốc.

Danh sách các cơ quan đại diện và tổ chức quốc tế tại Triều Tiên cho biết tại Bình Nhưỡng có 24 cơ quan sứ quán của các nước. Bao gồm: Brazil, Bulgaria, Cambodia, Trung Quốc, Cu Ba, Czech, Ai Cập, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Iran, Lào, Mã Lai, Mông Cổ, Nigeria, Pakistan, Palestine, Phần Lan, Romania, Nga, Thụy Điển, Syria, Vương quốc Anh và VN.

Tường trình bất ngờ từ Triều Tiên của phóng viên Tuổi Trẻ - Ảnh 9.

Đường phố Bình Nhưỡng rất nhiều cây xanh và lối riêng cho người đi bộ, đi xe đạp - Ảnh: THÁI LỘC

Có hai sứ quán nằm cách biệt, đó là sứ quán Nga, nằm ở quận Trung tâm, rộng 7ha; kế đến là sứ quán Trung Quốc, nằm ở quận Mo Ran, rộng hơn 5ha. Các cơ quan còn lại đều nằm ở quận Đại Đồng Giang.

Tại đây, các sứ quán nằm tập trung tại hai khu ngoại giao đoàn nằm cách nhau chừng 300m, gồm cả sứ quán Việt Nam. Khu vực ngoại giao đoàn có siêu thị, trường học, bệnh viện… gần như dành riêng cho người nước ngoài, kể cả một cây xăng ở gần đó…

Theo một vị cán bộ ngoại giao, ngoài khách du lịch, tại Triều Tiên hiện có khoảng 700 người nước ngoài làm việc (có nguồn tin nói chừng 1.000 người).

Dù với con số ít ỏi ấy nhưng Chính phủ Triều Tiên vẫn cấp riêng cho người nước ngoài một mạng di động riêng với đầu số là 191250xxxx, có thể gọi ra nước ngoài nhưng không thể gọi vào số của người Triều Tiên, có thể dùng mạng 3G với giá cước tương đương 35.000 VNĐ/10mb dung lượng sử dụng.

Người trong nước cũng được dùng điện thoại di dộng nhưng không được gọi ra nước ngoài, mà chỉ gọi được cho nhau…

Một số hình ảnh đất nước Triều Tiên:

Tường trình bất ngờ từ Triều Tiên của phóng viên Tuổi Trẻ - Ảnh 10.

Tháp Chủ thể bên bờ Đại Đồng - Ảnh: THÁI LỘC

Tường trình bất ngờ từ Triều Tiên của phóng viên Tuổi Trẻ - Ảnh 11.

Đại Đồng môn, một kiến trúc cổ của Bình Nhưỡng - Ảnh: THÁI LỘC

Tường trình bất ngờ từ Triều Tiên của phóng viên Tuổi Trẻ - Ảnh 12.

Mái nhà xưa của lãnh tụ Kim Nhật Thành - Ảnh: THÁI LỘC

Tường trình bất ngờ từ Triều Tiên của phóng viên Tuổi Trẻ - Ảnh 13.

Khải Hoàn môn ở Bình Nhưỡng - Ảnh: THÁI LỘC

Tường trình bất ngờ từ Triều Tiên của phóng viên Tuổi Trẻ - Ảnh 14.

Khu nhà chọc trời ở đại lộ Bình Xuyên Giang, Bình Nhưỡng - Ảnh: THÁI LỘC

Tường trình bất ngờ từ Triều Tiên của phóng viên Tuổi Trẻ - Ảnh 15.

Cô gái điều khiển giao thông đứng chào xe cán bộ đi qua - Ảnh: THÁI LỘC

Tường trình bất ngờ từ Triều Tiên của phóng viên Tuổi Trẻ - Ảnh 16.

Những hầm chui qua đường - Ảnh: THÁI LỘC

Tường trình bất ngờ từ Triều Tiên của phóng viên Tuổi Trẻ - Ảnh 17.

Người dân Bình Nhưỡng đi lại chủ yếu bằng xe điện - Ảnh: THÁI LỘC

Tường trình bất ngờ từ Triều Tiên của phóng viên Tuổi Trẻ - Ảnh 18.

Vé xem xiếc - Ảnh: THÁI LỘC

Tường trình bất ngờ từ Triều Tiên của phóng viên Tuổi Trẻ - Ảnh 19.

Những người dân Bình Nhưỡng uống bia và khiêu vũ trong lễ hội bia - Ảnh: THÁI LỘC

Tường trình bất ngờ từ Triều Tiên của phóng viên Tuổi Trẻ - Ảnh 20.

Lao công ở thủ đô Bình Nhưỡng - Ảnh: THÁI LỘC

Vị vua trong truyền thuyết và giấc mơ thống nhất của người Triều Tiên Vị vua trong truyền thuyết và giấc mơ thống nhất của người Triều Tiên

TTO - Trên bán đảo Triều Tiên đã bị chia cắt hơn 70 năm, truyền thuyết về một vị vua và vương triều cách đây 4.350 năm đang giúp nhiều người cảm thấy an ủi, giữ lửa cho niềm tin tái thống nhất, bất chấp những bí ẩn về hài cốt chưa được giải thích.

THÁI LỘC - ĐÀ TRANG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên