Theo ông Cường, điều này dẫn tới hiện các tổ chức tư vấn định giá rất ngại, thậm chí không dám nhận nhiệm vụ định giá các tài sản khu vực công khi mua hoặc khi bán.
"Họ lo ngại rất có thể lúc định giá không tư lợi nhưng sau một thời gian kiểm tra, giám sát trở lại, giá thị trường thay đổi thì người ta lại mắc vào vòng lao lý", ông Cường nêu.
Ông cũng chỉ rõ nhiều cơ quan, đơn vị công hiện nay không mua sắm được các tài sản, vật tư, hàng hóa. Ví dụ ở bệnh viện không mua được thuốc chữa bệnh, vật tư y tế...
Cạnh đó nhiều tài sản công của Nhà nước không thể chuyển giao cho khu vực tư, điển hình là các dự án bất động sản không thể xác định giá đất để cho các nhà đầu tư có đất đầu tư phát triển các dự án bất động sản.
Cả các cơ quan quản lý cũng e ngại "không biết xác định giá như thế nào là phù hợp". Những người có trách nhiệm băn khoăn với việc xác định giá đưa ra để mua bán, cho chuyển giao tài sản công cho tư nhân rồi sau này khi giá thay đổi, các đơn vị điều tra, giám sát sẽ có ý kiến hay không?
Nguyên nhân căn bản của vấn đề này, theo ông Cường, do trong quy định luật pháp chưa có quy định chặt chẽ, cụ thể những căn cứ, phương pháp để xác định giá hàng hóa.
Vì vậy có thể khi định giá họ đã tìm những căn cứ có lợi cho việc định giá để khi bán tìm căn cứ dìm giá thấp xuống, khi mua tìm căn cứ đưa hàng hóa có giá trị cao lên.
Cũng vì chưa có các quy định của pháp luật về các căn cứ này, ông Cường nhận định có thể cơ quan định giá, cơ quan xác định giá không có tư lợi nhưng cơ quan điều tra, giám sát vào cuộc tìm ra những chứng cứ nói rằng những căn cứ đó không thuyết phục, đã thay đổi.
Khi đó, những người làm định giá đó sẽ trở thành những người phạm tội.
Từ thực tế này, ông Cường đề nghị cần quy định thành chương riêng các nguyên tắc định giá, chứ không chỉ định giao cho Bộ Tài chính có văn bản hướng dẫn như dự thảo.
Có như vậy, những người làm chức năng tư vấn, định giá không thể tùy tiện đưa các căn cứ định giá theo ý của mình. Đồng thời dù thời gian trôi đi, cơ quan thanh tra, kiểm tra, điều tra vào vẫn có cơ sở bảo đảm cho hoạt động của họ.
Đại biểu Đỗ Ngọc Thịnh (Khánh Hòa) cũng cho rằng sau hàng loạt sai phạm liên quan cho thấy thị trường liên quan thẩm định giá đã và đang phát triển nóng về số lượng nhưng chưa đảm bảo về chất lượng...
Cạnh đó không ít doanh nghiệp thẩm định giá cũng như thẩm định viên về giá thiếu kinh nghiệm, vi phạm đạo đức nghề nghiệp vì lợi ích trước mắt, gian dối, câu kết với khách hàng, làm sai lệch hồ sơ, thổi giá cao hoặc hạ thấp giá trị một cách bất thường.
Vì vậy ông Thịnh ủng hộ siết chặt điều kiện hành nghề thẩm định giá.
Đề nghị quy định cả giá tối đa và giá tối thiểu sách giáo khoa
Cũng nêu ý kiến thảo luận, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) cho hay đối với việc đưa sách giáo khoa vào Luật giá (sửa đổi) chỉ đưa ra định giá tối đa, không định giá tối thiểu dẫn đến nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh.
Để không ảnh hưởng nhiều đến thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa mà nghị quyết của Quốc hội và Luật giáo dục đã quy định đồng thời chống độc quyền, bà Thúy cho rằng nên quy định khung giá, bao gồm giá tối đa, giá tối thiểu.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận