27/02/2020 17:13 GMT+7

Mắc kẹt ở nhà vì COVID-19, giới trẻ Trung Quốc vẫn trả tiền tận hưởng gym, club

VŨ NGUYÊN
VŨ NGUYÊN

TTO - Nhiều người trẻ Trung Quốc đang cảm thấy bị cô lập trong tình trạng nhiều nơi bị phong tỏa vì dịch bệnh do virus corona mới gây ra (COVID-19). Dù vậy, các tụ điểm về đêm, phòng tập gym đang trở nên sáng tạo để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Mắc kẹt ở nhà vì COVID-19, giới trẻ Trung Quốc vẫn trả tiền tận hưởng gym, club - Ảnh 1.

Một số DJ Trung Quốc biểu diễn trực tuyến trên các mạng xã hội TikTok, Douyin - Ảnh: BUSSINESS INSIDER

Vào một đêm cuối tuần sau 1 tháng COVID-19 bùng phát, Peter Li, 26 tuổi, đã quá mệt mỏi với những tin tức về dịch bệnh. Thế nhưng, chàng trai Bắc Kinh này không thể tụ tập cùng bạn bè vì yêu cầu người dân không ra khỏi nhà của chính quyền.

Chính vì thế, vào nửa đêm, Li cũng như hàng triệu công dân trẻ tuổi khác của Trung Quốc tìm đến chiếc điện thoại để giải khuây.

Sự lựa chọn của Li là buổi trực tiếp (livestream) của One Third, một trong những địa điểm tụ tập về đêm nổi tiếng nhất của Bắc Kinh.

Dù vắng khách về đêm, One Third vẫn livestream cặp DJ chơi nhạc như tất cả các đêm sôi động khác. Và trong một buổi livestream kéo dài 5 tiếng như thế, tiền hoa hồng One Third nhận được từ người xem có thể lên đến 2 triệu yuan (tương đương 285.000 USD), theo Bloomberg.

"Virus đã khiến tôi không thể gặp gỡ, tương tác cùng bạn bè và thậm chí cả người lạ. Tôi bắt đầu cảm thấy nhớ những tương tác đó", Li chia sẻ.

Dịch COVID-19 đã làm cuộc sống tại nhiều nơi của Trung Quốc đảo lộn. Ngoài chuyện sinh tử và bức tranh kinh tế ảm đạm, hàng chục triệu người dân đang đối mặt với một thiệt hại khác: bị cô lập.

Giới quan sát cho rằng đây là điều không thể tránh khỏi, trong bối cảnh Trung Quốc nỗ lực tối đa để kiềm chế bệnh dịch lây lan, thông qua các lệnh cách ly.

Lạ nhưng đầy tiềm năng

Trường học mở lớp trực tuyến, công ty cho nhân viên làm việc từ xa đã xuất hiện ngày càng nhiều.

Thế nhưng, việc các club đêm, phòng gym hay nhiều dịch vụ giải trí tương tự cũng trực tuyến lại là một điều lạ lùng, bởi những hoạt động này thường phụ thuộc vào các tương tác trực tiếp giữa người và người.

Điều đó không ngăn cản hoạt động livestream này trở nên hiệu quả. "Người ta tham gia vào một số cộng đồng ảo để tìm kiếm kết nối xã hội và cảm giác yêu thương, không lạc lõng", ông Xing Cai, chuyên gia tâm lý thuộc ĐH Nhân dân Trung Quốc, nhận xét.

Tại Trung Quốc, các khán giả của những ứng dụng mạng xã hội chuyên về video như Douyin hay Kuaishou đã đạt 574 triệu người trong Tết Nguyên đán 2020, tức tăng 35% so với năm 2019, theo hãng tư vấn Questmobile.

Bloomberg dẫn lời Super Monkey, một chuỗi 115 phòng gym tại Trung Quốc, cho biết các lớp trực tuyến của họ gần đây đã thu hút được 280.000 người dùng.

Zeng Xiang, chủ nhân của chuỗi gym Shape Fitness, cho biết việc livestream giúp các phòng tập "giữ chân khách hàng thân thiết, những người không còn chỗ nào khác để tập luyện, và cũng là phương pháp tốt để thu hút người tập mới trong giai đoạn đặc biệt này".

'Lẩu thoát ế' ở Sài Gòn

TTO - Điền thông tin, chờ xếp lịch, bạn sẽ có cuộc hẹn thú vị với một người khác giới để trò chuyện bên nồi lẩu. Quán lẩu FA nằm trên đường Cách mạng Tháng Tám (Q.10, TP.HCM) trở thành địa điểm "se duyên" cho nhiều bạn trẻ.

VŨ NGUYÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên