Thứ 3, ngày 19 tháng 1 năm 2021
Những người Vũ Hán đi kiện chính quyền vì giấu dịch
TTO - Một năm sau khi dịch COVID-19 bùng phát, người dân thành phố Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) không thể lấy lại cuộc sống cũ. Có những người bị mất người thân yêu đã đòi kiện chính quyền vì giấu dịch lúc ban đầu.

Ông Liu Pei'en, người dân Vũ Hán, bên di ảnh cha - Ảnh: AFP
Liu Pei'en, người dân Vũ Hán, đã đóng cửa hãng đầu tư của mình và quy y cửa Phật để tìm thanh thản sau khi cha của ông qua đời hồi tháng 1-2020. Cái chết của cha ông Liu được cho là liên quan đến COVID-19.
Bà Zhong Hanneng cũng không thể ăn ngon ngủ yên sau cái chết của con trai vì bệnh dịch này cách đây 10 tháng. Bà Zhong cho biết bạn bè và người thân vẫn xa lánh gia đình bà vì sợ lây nhiễm.
Hãng tin AFP nhận định một năm sau khi dịch bệnh bùng phát, việc chính quyền từ chối nhận trách nhiệm trong việc xử lý thiếu thỏa đáng ở thời điểm ban đầu của dịch bệnh đã khiến việc "chữa lành" đối với người dân trở nên khó khăn hơn.
Cha của ông Liu là công chức về hưu. Cụ ông 78 tuổi này bắt đầu có các triệu chứng bệnh COVID-19 sau khi kiểm tra sức khỏe định kỳ tại một bệnh viện địa phương, mà không hề hay biết về sự nguy hiểm đang lây lan nhanh chóng.
Trường hợp của cụ ông không bao giờ được xác nhận vì dụng cụ xét nghiệm vẫn còn hiếm ở thời điểm đó. Cha của ông Liu mất ngày 29-1.
"Có thể nói tôi cũng chết vào ngày 29-1 đó" - ông Liu, 44 tuổi, nói với Hãng tin AFP. Người đàn ông này trải qua năm 2020 gần như "trong điên loạn", sử dụng mạng xã hội để thể hiện sự phẫn nộ đối với cách chính quyền phản ứng với dịch bệnh.
"Tôi đã cực kỳ giận dữ. Tôi muốn trả thù", ông Liu kể.

Bà Zhong Hanneng là một trong số ít những người tìm cách kiện chính quyền Vũ Hán - Ảnh: AFP
Theo AFP, nhiều gia đình cáo buộc chính quyền Vũ Hán che đậy tính khẩn cấp của đại dịch ở thời điểm ban đầu, hồi tháng 12-2019. Họ cho rằng chính quyền đã gây áp lực, buộc các bác sĩ phải im lặng và bác bỏ khả năng lây nhiễm từ người sang người.
Mối nguy hiểm đã bị che giấu khỏi người dân trong nhiều tuần, cho phép virus SARS-CoV-2 trở thành đại dịch toàn cầu sau đó.
Gần 4.000 người tại Vũ Hán đã qua đời, chiếm đa số ca tử vong vì đại dịch của Trung Quốc, theo số liệu chính thức.
Bà Zhong, 67 tuổi, cho rằng chính quyền thành phố phải chịu trách nhiệm về cái chết của con trai Peng Yi 39 tuổi của bà.
Peng qua đời hồi giữa tháng 2, bỏ lại vợ và con gái nhỏ sau hai tuần chật vật không được nhập viện vì các cơ sở khám chữa bệnh đã quá tải.
Bà Zhong là một trong số ít người dân Vũ Hán cố gắng kiện chính quyền. Tuy nhiên, các tòa án đều từ chối chấp nhận vụ kiện.
"Tôi lo rằng tôi sẽ bị trầm cảm. Tôi cảm thấy khó chịu và bứt rứt mỗi ngày", bà Zhong nói. Tới nay, gia đình bà vẫn bày chén đũa cho con trai trong mỗi bữa cơm chiều.
-
TTO - Vấn đề Biển Đông được nêu trong cuộc họp đầu tiên của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 2021 do Brunei chủ trì ngày 19-1.
-
TTO - Mới đây, trên một số trang báo và mạng xã hội chia sẻ rộng rãi thông tin nhạc sĩ Trần Tiến qua đời vì ung thư vòm họng. Nhạc sĩ Trần Tiến và ca sĩ Trần Thu Hà đã đính chính thông tin này và bày tỏ sự bức xúc trước tin đồn thất thiệt.
-
TTO - Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên - môi trường rà soát, báo cáo việc thực hiện lộ trình áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn về khí thải của phương tiện giao thông, yêu cầu Hà Nội, TP.HCM thu hồi, loại bỏ xe cũ nát, lạc hậu, không đảm bảo tiêu chuẩn.
-
TTO - Nghệ sĩ piano Đặng Thái Sơn vừa về nước để làm buổi ra mắt cuốn tuyển tập thơ - họa đầu tiên của bố ông có tên Đặng Đình Hưng - một bến lạ vào tối 20-1 ở Viện Pháp tại Hà Nội. Danh cầm dành cho Tuổi Trẻ một cuộc trò chuyện cởi mở.
-
TTO - Gần 3 triệu người ở vùng đông bắc Trung Quốc rơi vào cảnh phong tỏa vì một ca siêu lây nhiễm là nhân viên tiếp thị chuyên chào bán các sản phẩm cho người cao tuổi. Nhà chức trách để ngỏ khả năng xử lý anh này.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận