Đối đầu bạo lực trên đường phố ngày 12-6, cảnh sát phải xịt hơi cay vào người biểu tình - Ảnh: SCMP
Nguồn tin của báo South China Morning Post cho biết đa số đều dưới 25 tuổi, trong đó nhiều người là học sinh trung học và đại học.
Theo nguồn tin này, có thể những thanh niên này đã trốn khỏi Hong Kong với lý do đi du học.
Trước đó, các nhà hoạt động ở Đài Loan cho biết hơn 30 người biểu tình Hong Kong, một số có liên quan đến việc chiếm và đập phá Hội đồng lập pháp Hong Kong, đã đến Đài Loan ẩn náu.
Một trong số đó là Brian Leung Kai-ping, 25 tuổi, người duy nhất để lộ khuôn mặt trong vụ biểu tình bạo lực tại Hội đồng lập pháp vào ngày 1-7 do thanh niên này ra mặt hô hào người biểu tình ở lại sau phá toà nhà Hội đồng lập pháp.
Brian Leung Kai-ping, 25 tuổi, người duy nhất để lộ khuôn mặt trong vụ biểu tình bạo lực tại Hội đồng lập pháp vào ngày 1-7 - Ảnh: SCMP
Theo nguồn tin, những nhân vật cầm đầu này đeo khẩu trang, đội nón bảo hiểm, đeo găng tay, kính bảo hộ để không bị nhận diện. Họ xịt sơn che camera an ninh và ra hiệu với nhau bằng tay ở hiện trường. Việc này khiến cảnh sát khó lần theo dấu vết, thu thập bằng chứng cũng như bảo vệ họ trong trường hợp bị cảnh sát xịt hơi cay. Những cái dù để che không bị quay phim khi họ hành động.
Sau khi tấn công phá hàng rào cảnh sát, những nhân vật cầm đầu thường rút lui, lấy dù che để thay đồ và sau đó rời khỏi hiện trường để tránh bị cảnh sát nhận diện.
Nhà chức trách đang thu thập bằng chứng từ các máy quay trên các tuyến đường mà người biểu tình rút lui để tìm kiếm hình ảnh của họ sau khi đã tháo bỏ khẩu trang.
Nhóm người biểu tình dẫn đầu thường che chắn kỹ để không bị nhận diện - Ảnh: SCMP
Mặc dù sử dụng phần mềm nhận diện khuôn mặt, theo nguồn tin của báo SCMP, cảnh sát vẫn phải tự xem kỹ lại các đoạn video để tránh bỏ sót các bằng chứng quan trọng.
700 thanh niên đang bị truy lùng này chia thành hai nhóm. Nhóm 1 gồm từ 200 - 300 người tổ chức bạo lực. Họ xuất hiện ở hàng đầu như là những cảm tử quân, khiêu khích cảnh sát và sử dụng phương tiện và hành vi bạo lực tấn công vào rào chắn của cảnh sát. Sau đó, nhóm 1 rút lui, thay đồ và để những người khác tiến vào.
Cảnh người biểu tình quá khích dùng gậy cứng đập phá trụ sở Hội đồng lập pháp ngày 1-7 - Ảnh: SCMP
Nhóm thứ 2, tạm gọi là nhóm hậu cần, có khoảng 500 người với vai trò cung cấp vật dụng cho nhóm 1 như nón bảo hiểm, kính bảo hộ, nước muối, băng gạc, gạch và gậy gộc.
Chính quyền nghi ngờ các vụ đụng độ với cảnh sát gần đây được tổ chức và bị ai đó giật dây. Theo nguồn tin, có thể những người đứng sau các thanh niên đã thăm dò trước các địa điểm quan trọng, xác định vị trí các camera an ninh.
Cảnh sát cho biết sẽ ưu tiên truy tìm những người biểu tình kích động bạo lực trước rồi đến nhóm "hậu cần".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận