28/08/2023 16:35 GMT+7

Ukraine phản công chậm, ông Putin tăng thêm sức mạnh quyền lực

Các đồng minh của Ukraine lo ngại cuộc xung đột kéo dài sẽ giúp Tổng thống Nga Vladimir Putin củng cố quyền lực, trong khi hy vọng có được đột phá từ cuộc phản công của Ukraine đang cạn dần.

Quân nhân Ukraine trong một buổi huấn luyện ở Donetsk - Ảnh: REUTERS

Quân nhân Ukraine trong một buổi huấn luyện ở Donetsk - Ảnh: REUTERS

Hơn hai tháng từ lúc triển khai đợt phản công, Ukraine chỉ ghi nhận một số bước tiến nhỏ trước các lớp phòng thủ kiên cố của Nga.

Ukraine chỉ còn "một năm"

Giới quan sát cho rằng rất khó để Ukraine có thêm hành động mới nào khác giữa lúc thời tiết lạnh và ẩm ướt đang đến gần. Và nếu cuộc xung đột kéo dài, châu Âu sẽ phải trông đợi vào việc người Mỹ tin rằng Ukraine cũng là một vấn đề đáng quan tâm với họ.

Đến nay Washington và châu Âu vẫn nhiều lần lặp lại tuyên bố ủng hộ Ukraine cho tới khi nào còn cần thiết.

Tuy nhiên trong một bài viết tuần này, Hãng tin Bloomberg nhận định việc duy trì mức độ ủng hộ lớn như lúc này không hề đơn giản.

Thứ nhất, kho đạn dược của Mỹ và châu Âu đang cạn kiệt, và việc sản xuất chưa thể đẩy mạnh cho tới cuối năm 2024. 

Việc chuyển giao máy bay hiện đại F-16 cho Ukraine, vốn dĩ được cho rất cần thiết nhằm tăng cường năng lực trên không của Kiev, cũng lại không thể diễn ra cho tới năm sau.

Thứ hai, theo Bloomberg, các quan chức châu Âu đang lo Tổng thống Mỹ Joe Biden rồi cũng phải nghĩ tới việc thuyết phục Ukraine ngồi vào bàn đàm phán với Nga, bất kể Kiev có đạt tiến triển nào mang tính đột phá trên chiến trường. 

Nói cách khác, châu Âu lo ngại Ukraine sẽ vào phòng họp mà không có nhiều lợi thế đàm phán trong tay.

Phía Ukraine từng tuyên bố không nhân nhượng. Mỹ cũng thừa nhận không thể ép Ukraine đàm phán, và quyền đàm phán phải luôn là quyết định của Kiev. 

Song mọi thứ sẽ khó khăn hơn cho cả ông Biden lẫn Ukraine khi cuộc bầu cử Mỹ tới gần.

Nhiều ý kiến bên Đảng Cộng hòa đang không ủng hộ cách thức hoặc mức độ hỗ trợ Ukraine như hiện nay.

Bà Samantha de Bendern, nhà nghiên cứu ở Viện Hoàng gia về quan hệ quốc tế, nhận xét: "Nếu giao tranh bế tắc trong mùa đông, đó sẽ là vấn đề lớn, và sẽ có biểu hiện mệt mỏi vì chiến tranh. 

Mỹ sẽ càng lúc càng ít quan tâm tới những gì xảy ra tại Ukraine, và sẽ ngày càng khó để châu Âu thuyết phục người Mỹ rằng Ukraine là một vấn đề của họ".

Ukraine chạy đua với thời gian

Vấn đề ở chỗ Ukraine đang phản công khá chậm, không thể thắng chớp nhoáng như tại Kharkov cách đây một năm. 

Tổng thống Volodymyr Zelensky buộc phải chứng kiến tốc độ như hiện nay trong bối cảnh thiếu vũ khí trên không, đồng thời không thể hy sinh nhiều người trong quá trình vượt các tuyến công sự dày đặc của Nga.

Theo Bloomberg, Ukraine và các đồng minh vẫn khẳng định không hề có bế tắc trong năm nay. Nhưng đó chỉ là các phát biểu công khai. Một số quan chức ngược lại cảnh báo rằng khả năng gặp bế tắc đang ngày càng lớn.

Ukraine đã có một số bước tiến khi dùng pháo binh tầm xa và bom chùm của Mỹ. Nhưng một lần nữa, sự khác biệt tương đối lớn trong sức mạnh trên không với Nga là khoảng cách khó san lấp. 

Ukraine cần các hệ thống phòng không, thiết bị rà mìn, cùng cả sức mạnh trên không để chọc thủng phòng tuyến của Nga và đảm bảo thiệt hại quân số ít nhất có thể.

Một số ý kiến từ phương Tây tin rằng Ukraine vẫn có thể thắng, nhưng vấn đề không thể thắng nhanh. Tốc độ phản công nếu không theo kịp tốc độ mệt mỏi vì chiến tranh, đó sẽ là bài toán lớn nhất của Ukraine trong năm nay.

Về phần Nga, phương Tây đánh giá Matxcơva đủ lực để chiến đấu ít nhất một năm nữa. Cuộc xung đột càng kéo dài, quyền lực của Tổng thống Putin càng được củng cố.

Một quan chức Anh nói Nga có thể huy động thêm 230.000 lính mới trong năm nay, còn ít so với chỉ tiêu 400.000 người. Điều này khiến Nga khó thực hiện các cuộc tấn công mới. tuy nhiên, kể cả khi suy giảm, nguồn lực của Nga vẫn còn rất đáng kể.

Bloomberg dẫn lời một quan chức khác nói rằng Nga có đủ đạn dược các loại cho một năm tới vì Matxcơva có thể nhập khẩu linh kiện hoặc thay thế, qua đó cho phép sẩn xuất với tốc độ nhanh hơn châu Âu.

Elon Musk và khoảnh khắc "Oppenheimer" với UkraineElon Musk và khoảnh khắc 'Oppenheimer' với Ukraine

Trong quá khứ, "cha đẻ" của bom nguyên tử Robert Oppenheimer từng vật lộn với việc can dự vào chính trị, cắn rứt lương tâm do không chắc bom nguyên tử đại diện cho hòa bình hay chiến tranh. Elon Musk cũng có một ý nghĩ tương tự.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên