Trường đại học thành viên được hình thành từ các khoa, ngành
Theo TS Nguyễn Thanh Trúc - hiệu trưởng Trường đại học Tây Nguyên, trường đại học thành viên được hình thành trên cơ sở các khoa, ngành của trường này.
Trước mắt, ông Trúc đề nghị thành lập các đại học thành viên đối với các khối ngành nông lâm, y dược, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học.
"Đề nghị bộ cho mở thêm ngành đào tạo tiếng dân tộc thiểu số, đáp ứng nhu cầu đào tạo cán bộ đưa về các buôn làng.
Ngoài ra để thu hút sinh viên vào các ngành nông lâm nghiệp, phục vụ nhu cầu đưa về địa phương, mong bộ kiến nghị Chính phủ có chính sách miễn giảm học phí cho sinh viên nhóm ngành này", TS Trúc nói.
Chú ý đồng bào dân tộc thiểu số
Trong khi đó, theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, trường cần xây dựng đề án Trường đại học Tây Nguyên thành Đại học Tây Nguyên đa ngành, đa lĩnh vực. Trường phải xác định nhiều nhóm ngành trọng tâm như: nông nghiệp, sư phạm và khoa học công nghệ.
"Phải tính đến nhóm ngành công nghệ kỹ thuật, hướng đến phát triển nông nghiệp Tây Nguyên. Việc phát triển các ứng dụng công nghệ sinh học, gene, các giống cây trồng mới là hướng đi cần thiết khi Tây Nguyên đang phát triển nông nghiệp công nghệ cao, bền vững", ông Sơn gợi ý.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng Trường đại học Tây Nguyên đang có hơn 8.000 sinh viên đúng là chưa lớn, nhưng không phải là con số bi quan vì đặc thù vùng. Tuy nhiên, trường có trách nhiệm lôi kéo người dân, đồng bào dân tộc thiểu số đến trường để tăng tỉ lệ người học đại học trong vùng.
"Muốn vậy, phải thay đổi cách thức tuyển sinh, chứ nếu cứ ngồi một chỗ, chờ sinh viên đến nộp hồ sơ như ở Hà Nội, TP.HCM là không được đâu. Nên tính hình thành các phân hiệu ở các nơi khác để thu hút sinh viên vùng sâu vùng xa", Bộ trưởng Sơn yêu cầu.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận