Vụ xả nước thải từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima là tâm điểm tranh cãi giữa Nhật Bản với các nước như Trung Quốc và Nga.
Thủ tướng Nhật Bản ăn cá "giải oan" cho Fukushima
Văn phòng của Thủ tướng Nhật Bản Kishida đã đăng một video lên mạng xã hội ngày 30-8, trong đó có cảnh ông Kishida ăn cá Fukushima. Sau khi nhai một lát sashimi, ông Kishida nói "rất ngon", và kêu gọi khán giả thưởng thức hải sản "an toàn và ngon miệng" của Nhật Bản để ủng hộ khu vực Fukushima.
Công bố video Thủ tướng Nhật ăn cá ‘giải oan’ cho Fukushima
Theo Nikkei Asian Review, bữa ăn trưa của ông Kishida nhằm mục đích xua tan lo ngại về khả năng hải sản Nhật Bản thiếu an toàn sau vụ xả thải của Nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
Sau cuộc họp tại Văn phòng thủ tướng, Bộ trưởng Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản Nishimura Yasutoshi cho biết ông Kishida đã ăn sashimi làm từ các loại như cá vược, cá bơn, bạch tuộc, cùng gạo được thu hoạch từ lúa trồng ở Fukushima.
Ông Nishimura, người chịu trách nhiệm về chính sách hạt nhân, nói với một số phóng viên rằng "cần thông báo cho người trong và ngoài nước" về sự an toàn của hải sản bắt được tại khu vực biển gần nhà máy Fukushima.
Ông Kishida cũng cho biết chính phủ sẽ công bố gói cứu trợ cho ngư dân trong nước vào cuối tuần này.
Nhật Bản, Trung Quốc tranh cãi về "tính khoa học" vụ Fukushima
Tuần trước, Nhật bắt đầu xả nước đã qua xử lý vào Thái Bình Dương từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Động thái này vấp phải sự phản đối của người dân Nhật Bản và cả Trung Quốc.
Lo ngại về việc biển nhiễm phóng xạ, Trung Quốc đã ngưng nhập khẩu hải sản từ Nhật Bản. Phía Tokyo phản đối việc này, cho rằng Trung Quốc đã đánh giá tình hình và hành động không dựa trên cơ sở khoa học.
Hôm 28-8, các quan chức Nhật cũng đề cập tới khả năng kiện Trung Quốc lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).
Nhật khẳng định hầu hết hạt nhân phóng xạ đều được khử trong quá trình lọc nước trước lúc xả ra ngoài, ngoại trừ tritium. Tuy nhiên, theo lời các nhà phân tích, tritium được biết ít gây hại cho sức khỏe con người như các loại hạt nhân khác, ví dụ cesium và strontium. Họ cho rằng tritium có bức xạ yếu và không tích tụ trong cơ thể.
Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) từng nói phương pháp xả nước thải của Nhật Bản phù hợp với các tiêu chuẩn an toàn trên toàn cầu, và sẽ có tác động phóng xạ "không đáng kể" đối với con người và môi trường.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận