21/11/2018 11:18 GMT+7

Quan sát nghị trường: Thời giờ của Quốc hội

LÊ KIÊN
LÊ KIÊN

TTO - Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi được thông qua mà không có điều luật quy định xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm mà không giải trình được nguồn gốc.

Quan sát nghị trường: Thời giờ của Quốc hội - Ảnh 1.

Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV vừa kết thúc một tháng làm việc hôm qua 20-11 - Ảnh: TT

Nhiều phóng viên theo dõi hoạt động của Quốc hội đã có cảm giác tiếc nuối, hẫng hụt khi Luật phòng chống tham nhũng (PCTN - sửa đổi) được thông qua mà không có điều luật quy định xử lý tài sản, thu nhập tăng thêm mà không giải trình được nguồn gốc.

Đây là nội dung đã được trao đổi, thảo luận rất sôi nổi suốt 3 kỳ họp Quốc hội, cả bên trong và bên ngoài phòng họp Diên Hồng; là một trong số ít vấn đề thảo luận gây tốn kém quá nhiều "giấy mực" của báo chí và thời giờ của Quốc hội. Cuối cùng, nó bị loại bỏ bởi những luận điểm như "vấn đề rất phức tạp", "tồn tại nhiều quan điểm khác nhau", "chưa chín"...

Vậy bao giờ thì "chín"?

Luật PCTN được Quốc hội ban hành lần đầu vào năm 2005, đến nay đã qua 4 lần sửa đổi, bổ sung. Luật PCTN (sửa đổi) với 10 chương, 96 điều được 452 đại biểu Quốc hội đồng ý thông qua lần này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2019. 

Vậy đến bao giờ luật của chúng ta mới quy định việc xử lý tài sản bất minh, một nội dung mà pháp luật rất nhiều quốc gia trên thế giới đã áp dụng (cơ quan thẩm tra dự án luật là Ủy ban Tư pháp từng báo cáo rõ trên thế giới có 3 phương pháp chính để xử lý: đánh thuế, ra tòa hoặc xử lý hành chính). 

Xin đừng nhầm lẫn việc xử lý tài sản không giải trình hợp lý được nguồn gốc với tài sản đã chứng minh do tham nhũng hoặc tội phạm khác mà có.

13 năm kể từ ngày Luật PCTN được khai sinh, 3 kỳ họp và vô số cuộc hội thảo, thảo luận, góp ý cho một quy định của pháp luật. Những người trông đợi điều luật đó phải nuối tiếc về quãng thời giờ của Quốc hội đã trôi đi và tiếp tục chờ đợi.

Không đưa quy định xử lý tài sản bất minh vào Luật phòng chống tham nhũng Không đưa quy định xử lý tài sản bất minh vào Luật phòng chống tham nhũng

TTO - Dù là chủ đề thảo luận sôi nổi trong suốt 3 kỳ họp đối với dự án Luật phòng chống tham nhũng (sửa đổi), quy định xử lý tài sản bất minh cuối cùng vẫn không được đưa vào luật.

LÊ KIÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên