Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Tác giả Dương Văn Minh Lộc mang đến cho độc giả không chỉ những món ngon mà còn là những hình ảnh hấp dẫn, qua lối viết hết sức tinh tế, đánh thức mọi giác quan của người đọc.
Úy mèn ơi! Tiếng kêu thảng thốt trước trái dưa hấu được biến tấu với những món ngon không thể tả, chưa cay mặn ngọt lạ lùng.
Tết ở miền Nam nào có thể thiếu trái dưa hấu. Những màn bói dưa, đầu năm, cắt trái dưa hấu, gặp được ruột đỏ au thì coi như gặp vận hên. Cho nên cái màn bói dưa này cũng hồi hộp lắm.
Dưa hấu, cát lát ăn, ép nước uống, hay làm kem cho bọn con nít thèm chảy nước miếng chơi, làm mứt hay ăn chung với các món chiên, xào bò gà…
Món này, trong dịp Lễ Tình nhân 14-2 chắc giới trẻ cũng khó mà chê được.
"Mấy món chiên nướng như vịt gà rán giòn, bò tơ, thịt ba rọi heo ướp hồi quế nướng thơm bát ngát khoái dụ nàng dưa hầu ngự cùng dĩa với mình lắm. Giống như nắng rừng lồng lộng thoáng qua đồng lúa đương đơm nụ đòng đòng, hai thứ hoàn toàn trái ngược ấy khi hòa hiệp trăm năm lại tấu lên khúc nhạc thiên thai. Cái nóng cái nồng nàn hương thơm của thịt nướng được dưa hấu ngập nước ngọt ngào lanh lảnh thoáng gió thu sang nâng thêm đậm đà quyến rũ.”
Nào chỉ là dưa hấu, cây viết Dương Văn Minh Lộc còn dìu độc giả đi qua thế giới mắm cá, những “món ngon truyền đời” đắt sô ngày tết. Nào mắm cá sặc, cá rô, cá chốt, cá linh, cá chèn, có sơn, cá lóc.
“Nàng mắm khó tánh lắm à nha, phải rỉa xương kỹ lưỡng, bằm riêng, nhẹ tay thôi, nát bét là hết ăn Tết. Tất cả đầy đủ mới nhập cuộc trứng, mắm, thịt, gia giảm tiêu tỏi hành, chút đường đằm thắm. Một thứ hễ quên là coi như tô mắm bỏ: sả băm. Có sả hộ tống, nàng mắm mới nên tiếng tăm, như Lệ Thủy thiếu Minh Vương sáu câu sàng xê kém phần mùi mẩn”, ông Minh Lộc bình.
Người ta hay nhắc chuyện dân Quảng mới cãi nhau chuyện mỳ quảng ở đâu ngon, ngon đến mức ai cũng công nhận rồi, đuối lý rồi, nhưng vì “Quảng Nam hay cãi” cho nên sao mà chịu thua được, cho nên cũng ráng: “Không ngon bằng má tao nấu”.
Mà cái món mì “Má tao nấu” đó nó ngon như thế nào thì chẳng ai biết được, cho nên thôi thì đành chấp nhận.
Cái triết lý ấy đã ăn sâu vào trong ký ức, hoài niệm, kể cả các món Tết, cho nên ngày xuân, bất kể thịt cá ê hề như thế nào, bất kể giàu sang phú quý ra sao, cứ phải là món “mẹ nấu, má hầm” mới là thần thánh, tuyệt đỉnh công phu, vì món ăn đâu chỉ có mỗi cái hương, cái vị, mà còn là ngồi bên má, bên mẹ, quay quần bên gia đình. Những ông nào đã lập gia đình, có con có cái thì có thêm món “vợ nấu” cũng không thể chê vào đâu được.
Cho nên, nón ngon tuyệt đỉnh của ngày Mùng một tết không phải thịt cá, sơn hào hải vị, hóa ra lại là đĩa dưa cải vợ muối, theo tiến sĩ Nguyễn Hoàng Chương.
“Muối dưa cải chua, vợ tôi thường làm vào buổi tối. Lá cải đã được phơi, mang rửa sạch; nước sôi để nguội, hòa ít muối, đường rồi cho cải vào (nén khá chặt); cùng hành tím, hành lá, vài trái ớt chín đỏ”.
Cũng tuyệt đỉnh là món cá nội kho, món "Thịt kho tàu má nấu”, ngon vô địch, hay món tôm kho tàu mẹ nấu… là hương vị của tuổi thơ, mỗi lần ăn là nhớ, không đâu ngon bằng.
Nhưng mẹ nấu, má kho là một chuyện, cô con dâu “đốn tim mẹ chồng" bằng món kim chi, có nguồn gốc từ Hàn Quốc, nhưng nay khá phổ biến tại Việt Nam, cũng là một lẽ khác.
Các bà mẹ, kén vợ cho con trai, kén dâu cho nhà, đều phải thử thách qua tay nghề bếp núc, có thể mới lo cho chồng, cho cháu mình được chứ.
Vậy là, có cô bạn gái nọ, về ra mắt nhà bên trai, mẹ chồng nhờ đi luộc hột mít và hệ quả là nồi mít cháy xém nửa. Tình yêu đã khiến cô gái quyết học nữ công gia chánh, để rồi kết quả là đốn tin mẹ chống với món kim chi. Khách đến chơi ngày tết, mẹ chồng tôi đều lấy ra 1 đĩa nhỏ kim chi ăn kèm với các món nhậu, thấy ai khen ngon bà liền hồ hởi: "Con dâu tui làm đó".
Ngữ Yên, tác giả của 4 đầu sách về ẩm thực, cũng góp mặt với hai bài viết: Phiêu lưu vào những giới nấm, với những món ăn chung với lẩu, kho, nấu canh, và cả nướng nữa, mà nướng cũng lắm công phu, cũng rất nhiều kiểu… và một bài về món chả cá, cá bống làng chài Vạn Giã.
Trong số hàng ngàn loại nấm, nấm đầu khỉ, hay còn gói là nấm hầu thủ, hiếm có khó tìm, nên giá cao, nhưng thực sự đắt xắt ra miếng.
“Vị nấm và kết cấu giống như thịt con cua hoặc tôm càng lobster, ngọt, bùi, ăn giống như thịt có sớ”. Mà nấm, ăn dịp tết, không chỉ có tác dụng giải ngán, ăn chay, mà còn là món tuyệt đỉnh công phu”, Ngữ Yên kết luận.
Tết xưa, nem công chả phượng là một món đứng đầu trong tứ đại bát trân, không chỉ là ngon, quý, hiếm mà còn cầu kỳ trong trang hoàng, bài trí… vì thế phải hao nhiều công, tốn nhiều lực.
Nhưng với các bà nội trợ, nhất là những người trẻ, muốn đãi khách món ngon, nhưng cũng muốn có thêm thời gian để hàn huyên, tâm sự, thì những món dân dã được sáng tạo, làm mới lại để tạo nên sự khác biệt. Chả giò Tom Yum, món ngon lạ miệng đưa cơm ngày Tết là một trong số đó.
Mà tết thì các cô, các bà ai cũng ngại “tăng cân”, lên ký, vì thế, chọn cho mình món detox, tốt cho sức khỏe mà vẫn bảo đảm sang, ngon lành, kiểu như chả giò detox rau củ thanh mát vậy.
Chả giò coi vậy chứ đừng coi thường: nào là chả giò siêu tốc, chả giò phô mai, tẩm ướp với nước tương, dầu hào Maggi, ăn đến đâu, đã đời đến đó.
Đấy là chưa nói đến món chả bò thần thánh danh bất hư truyền của người Đà Nẵng, ngày Tết cứ gọi là cắn đến ngập răng.
Bạn đọc phiêu lưu vào những chân trời ẩm thực của ba miền, đủ các đặc sản. Nhưng tết đâu thể thiếu được bánh chưng, bánh tét, như Valentine thì nhất định phải có hoa hồng và chocolate vậy.
Bánh chưng thì kiểu chuẩn Lang Liêu thời xưa, vì đây là loại bánh ngự trên mâm cỗ cúng Ba ngày tết. Nhiều nơi cứ bánh chưng là phải chấm mật mía, ăn bùi ngon không thể tả.
Bánh tét phổ biến với người miền Nam, nhiều nhà gói. Nhưng nghệ sĩ hài Xuân Hương góp mặt với Diễn đàn bằng cách gói bánh tét đúng điệu.
Bà Tư Hương đâu chỉ giỏi nghề trên sâu khấu mà còn rất điệu nghệ trong nhà bếp. Gì chứ cứ tết là phải cổ truyền, chuẩn xưa, truyền thống, không thể khác được.
Ở Philippines, ăn một cái tết xa, bạn Thúy Nguyễn, ngồi gói bánh chưng mà rung rung nhớ quê nhà.
“Tôi bò ra sàn, vừa bày "đồ hàng" ra, vừa bật YouTube xem các cao thủ hướng dẫn. Trăm hay không bằng tay quen, để cắt lá cho chuẩn, xếp lá cho đúng thứ tự, đong gạo nếp, đỗ xanh cho bốn cạnh cân bằng để những kẻ bên trong không "đào tẩu" ra khi luộc, đó là cả một cuộc vật lộn toát mồ hôi hột với một kẻ tay mơ như tôi!”, chị Thúy Nguyễn mô tả.
Xa hơn, giữa trời châu Âu, trong cái giá lạnh, bếp lửa của gia đình cô Nguyễn My muốn truyền cảm hứng tết cho các con mình. Không dễ, nhưng người phụ nữ gốc Nha Trang này biết cách để ăn Tết, cũng bánh chưng, nem chua, dưa món, đầu heo ngâm mắm…
Vấn đề là: kiếm đâu ra nguyên liệu để làm?
“Mình vẫn kiên nhẫn, mỗi ngày, hơn 10 năm trời nấu món truyền thống ngày Tết, cố len lỏi vào ký ức tuổi thơ con chút hương vị Tết quê Việt. Ở những nước cộng đồng người Việt đông thì dễ hơn, ở Latvia, mình phải nhập từng ký lá chuối đông đá, nếp, măng khô, ớt… từ nước ngoài trước cả tháng. Mình gói bánh chưng, bánh ú miền Trung bằng lá chuối (vì không có lá dong).
Lá chuối mắc gấp 15 lần thịt gà nên chỉ bọc một lớp lá mỏng cho có mùi lá, màu lá, rồi bọc thêm một lớp màng bọc thực phẩm cho khỏi bị vô nước. Dây lạt buộc bánh quá xa xỉ với xứ này, nên mình dùng dây cột thực phẩm của Tây.
Rồi mình vào bếp cùng con làm dưa món miền Trung để giữ cho con chút gốc gác, cội nguồn. Hổng có đu đủ xanh, mình thế su hào. Hổng có cái nắng xuân hanh hanh miền Trung, mình dùng lò sấy điện. Hổng có nước mắm truyền thống Nha Trang, mình tự muối mắm cá trích biển Baltic".
Có rất nhiều món ngon được độc giả của Tuổi Trẻ gửi về. Món cá tra một nắng không chỉ đưa cơm mà còn làm rất hao bia, người Tây mê nhưng vì sao người ta còn chê?
Món chả rươi thập toàn đại bổ, ăn vào thì người hết buồn, đời thôi sầu.
Độc giả có thể tìm đọc lại các đặc sản được đăng tải trên Diễn đàn Món ngon Ngày Tết trong thời gian qua.
Tin cùng chuyên mục
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XThêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận