JTC (Nhật) hối lộ lãnh đạo đường sắt VN hơn 700.000 USD Phó thủ tướng chỉ đạo làm rõ thông tin hối lộ 782.000 USDAsiad 2019: nên trả hay không
Chi phí quyết toán xây dựng đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình vượt dự toán được duyệt hơn hai lần cũng đang làm nóng công luận...
Sự quan tâm của người dân chính là thực hiện chức năng giám sát của họ đối với việc sử dụng tiền ngân sách nhà nước (NSNN). Nhưng không phải dự án, công trình công cộng nào người dân cũng có điều kiện quan tâm như thế. Lý do đơn giản là họ chưa được tạo điều kiện thuận lợi để có thể dễ dàng giám sát hành trình đồng tiền thuế của mình.
Có phải người dân thờ ơ, không quan tâm tiền NSNN được sử dụng ra sao? Không hẳn vậy, mà do họ không có điều kiện để kiểm tra, giám sát. Một trong các nguyên nhân là do thiếu minh bạch về thông tin ngân sách. Bởi công khai chưa hẳn đã minh bạch.
Hơn nữa cũng do cách phổ biến thông tin ngân sách nhiêu khê, khó tiếp cận, khó hiểu nên người dân dễ chán. Do vậy, ngân sách công dân chính là đáp án để cải thiện tình hình, giúp người dân có thể tích cực tham gia giám sát việc xài tiền NSNN như đã làm với đề án đăng cai Asiad.
Nghe có vẻ lạ tai nhưng ngân sách công dân là tài liệu giản lược về NSNN. Nó thân thiện, dễ hiểu, dễ sử dụng giúp người dân theo dõi, kiểm tra và giám sát những đơn vị sử dụng nguồn lực công quan trọng này.
Ngân sách công dân chỉ dài dăm ba trang, được trình bày súc tích, dễ hiểu về tình hình sử dụng NSNN, đặc biệt là các lĩnh vực mà người dân quan tâm như giáo dục, y tế, cấp nước sạch, vệ sinh môi trường.
Ngân sách công dân chủ yếu dùng hình ảnh, tranh vẽ, rất ít con số, không dùng thuật ngữ chuyên môn phức tạp, khó hiểu.
Tài liệu này được soạn ra từ chính báo cáo NSNN do Chính phủ công bố hằng năm vốn đầy rẫy số liệu tài chính, thuật ngữ chuyên môn mà ngay người am hiểu cũng chưa thể hiểu hết, nói gì đến người dân bình thường.
Gần đây, tổ chức Oxfam quốc tế tại Việt Nam đã điều tra về hiểu biết của người dân và cán bộ ở bốn xã thuộc hai huyện ở Bắc Giang về NSNN.
Kết quả cho thấy người dân quan tâm chủ yếu đến việc sử dụng phần tiền đóng góp của họ. Điều tra cảm nhận của người dân về quản trị và hành chính cấp tỉnh nhiều năm qua cũng có kết quả tương tự.
Ở Việt Nam, NSNN chủ yếu là từ thuế và phí. Viện trợ nước ngoài cũng là một phần của NSNN nhưng khá nhỏ và có xu hướng giảm. Thuế và phí do người dân đóng góp. Vậy mà chúng ta có biết nghị quyết của Quốc hội về NSNN trong nhiều năm qua đều bị vi phạm, cả thu lẫn chi NSNN?
Chúng ta có đau lòng không khi ở nhiều nơi chính quyền thay vì dùng tiền NSNN để xây công trình phúc lợi như trường học, trạm xá, bệnh viện, cầu treo để học sinh và giáo viên không phải qua suối trong túi nilông... thì lại xây công sở hoành tráng, sắm xe hơi đắt tiền...?
Ngân sách công dân là công cụ để người dân tham gia giám sát NSNN. Vì vậy nhiều nước đã xây dựng và phổ biến ngân sách công dân.
Ngay ở châu Á, một số nước còn khó khăn như Afghanistan và Kazakhstan đã làm được ngân sách công dân. Ở nước ta, việc sửa đổi Luật NSNN lần này là cơ hội tốt, không nên bỏ qua để thúc đẩy việc xây dựng và phổ biến ngân sách công dân.
Chỉ có thế từng đồng tiền mà người dân đóng góp cho NSNN mới được sử dụng một cách trân trọng, đúng nơi, đúng chỗ.
------------------------------------
* Tin bài liên quan:
Hoan nghênh phản ứng của bộ trưởngTiếng dữ đồn xaBôxit lỗ nhiều mặt"Bị gài vào thế rồi"Dò đá sang sông
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận