11/10/2013 16:04 GMT+7

Khúc hát Nga cất lên từ Đại tướng Võ Nguyên Giáp

YEVGHENI KOBELEV(Phó chủ tịch thứ nhất Hội Hữu nghị Nga - Việt) 
YEVGHENI KOBELEV(Phó chủ tịch thứ nhất Hội Hữu nghị Nga - Việt) 

TTO - Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng làm bạn bè Liên Xô (cũ) ngạc nhiên khi hát hai đoạn của bài hát nổi tiếng hào hùng về cuộc chiến tranh vệ quốc của người Xô viết: “Dậy đi! Đất nước bao la vĩ đại. Dậy đi! Trận chiến cuối cùng…”.

LWQrTsl2.jpgPhóng to
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong một lần thăm Liên Xô (cũ) năm 1977 - Ảnh tư liệu

Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người anh hùng dân tộc VN

"Đó là những năm tôi mới tốt nghiệp trung học. Chính thời kỳ ấy, bốn từ: Việt Nam, Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ luôn bên tai người Xô viết" - Yevgheni Kobelev, phó chủ tịch thứ nhất Hội Hữu nghị Nga - Việt, mở đầu câu chuyện về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Kobelev gặp Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Võ Nguyên Giáp và phu nhân tại Tam Đảo trong một kỳ nghỉ hè tại Việt Nam năm 1957. Một buổi sáng, đại diện Bộ Giáo dục báo với chúng tôi là Đại tướng và phu nhân muốn tranh thủ kỳ nghỉ học tiếng Nga với các sinh viên Xô viết. Từ hôm đó, gần như mỗi ngày trong suốt tháng, chúng tôi thay phiên nhau dạy tiếng Nga cho các "học sinh cao cấp" của mình.

Tôi nhớ ông nói muốn học hát thật tốt các bài hát tiếng Nga và chúng tôi, trong khả năng có thể, đã giúp ông. Những năm 1970 khi tôi làm việc ở Ban quốc tế Ủy ban trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô, tôi nghe kể có lần Đại tướng đã làm bạn bè Liên Xô ngạc nhiên khi trong một cuộc gặp, người đã hát hai đoạn của bài hát nổi tiếng hào hùng về chiến tranh vệ quốc Liên Xô: “Dậy đi! Đất nước bao la vĩ đại. Dậy đi! Trận chiến cuối cùng…”.

Khi chúng tôi từ Tam Đảo trở về, Đại tướng không quên chúng tôi. Vài ngày sau một sĩ quan đến và chuyển cho chúng tôi lời mời riêng của Đại tướng đến nhà ông dùng cơm tối. Chúng tôi được làm khách suốt mấy tiếng đồng hồ ở nhà một vị chỉ huy quân đội lừng danh.

Bộ trưởng Quốc phòng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở nhà là một người vui vẻ, hòa đồng, hiền lành và dung dị. Những tháng sau đó vào những dịp lễ ông còn gửi hoa và quà tặng. Tôi đặc biệt nhớ quà tặng dịp Tết của ông, một cái bánh chưng lớn biểu tượng truyền thống năm mới của người Việt.

Năm 1990, kỷ niệm 100 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, UNESCO quyết định tổ chức hội nghị quốc tế “Hồ Chí Minh - anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà lãnh đạo văn hóa lỗi lạc”. Với tư cách tác giả một quyển sách về Hồ Chí Minh, tôi được mời phát biểu tại hội nghị.

Lãnh đạo hội nghị từ phía Việt Nam là Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lão thành nhưng vẫn còn đầy sôi nổi. Ông ngồi ở trung tâm chủ tịch đoàn, và khi tôi kết thúc bài phát biểu, ông đứng dậy rời bàn và ôm hôn tôi thắm thiết. Xung quanh chúng tôi có quá nhiều nhiếp ảnh gia, nhà quay phim với những chớp đèn lóe sáng, tôi không kịp nói với ông lời nào. Nhìn vào đôi mắt vui cười của ông, tôi không thể đọc trong đó ông nhận ra tôi hay không - dẫu sao sau cuộc gặp đầu ở Tam Đảo rồi ở nhà ông đó, đã 33 năm trôi qua…

Đúng theo truyền thống Nga, tôi muốn kết thúc dòng hồi tưởng của mình bằng việc bày tỏ lòng tiếc thương sâu sắc với các họ hàng, thân quyến của ông. Vĩnh biệt một anh hùng vinh quang, đáng kính, Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ký ức về ông của tất cả chúng tôi, những người Nga có hạnh phúc làm việc và gặp gỡ ông, mãi vĩnh hằng".

Hai lần gặp Đại tướng của tôi

Tôi hạnh phúc được hai lần, vào năm 2001 và 2005, gặp nhà cách mạng và nhà lãnh đạo quân sự huyền thoại Việt Nam Võ Nguyên Giáp. Cả hai lần đều trong thành phần đoàn đại biểu do một vị tướng quân đội khác dẫn đầu, Vladimir Leonidovich Govorov.

Khi đó, tướng Govorov là chủ tịch Ủy ban các cựu chiến binh Nga, và chuyến đi của chúng tôi rất quan trọng từ góc độ phát triển quan hệ giữa các tổ chức xã hội hai nước - của các hội hữu nghị và các ủy ban cựu chiến binh. Khắp nơi chúng tôi được tiếp đón nồng nhiệt, nhưng chúng tôi nhớ nhất trong các chuyến đi ấy là những cuộc viếng thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đại tướng đã tiếp chúng tôi trong nhà riêng của ông trên phố Hoàng Diệu trung tâm Hà Nội. Trong phòng làm việc của ông, chúng tôi thấy những đồ gỗ giản dị, nhưng rất nhiều quốc kỳ và cờ chiến, nhiều quà tặng từ các nước. Trong bối cảnh ấy, chúng tôi nghe Đại tướng hồi tưởng về tuổi trẻ cách mạng của ông, về việc tham gia những sự kiện Cách mạng Tháng 8-1945.

Hướng về chúng tôi, ông nói bằng giọng của một người thầy nhắc chúng tôi nhiều lần rằng không có thắng lợi của Cách mạng Tháng 10 vĩ đại sẽ không thể có chiến thắng của Việt Nam. Cũng bằng những lời nồng ấm ấy về đất nước chúng tôi, Võ Nguyên Giáp nhớ lại những năm tháng chiến tranh chống quân xâm lược Mỹ. Ông đánh giá cao việc các cố vấn quân sự chúng tôi tham gia cuộc chiến của nhân dân Việt Nam chống Mỹ, nói lời cảm ơn chúng tôi về sự giúp đỡ vật chất to lớn những năm tháng chiến tranh.

Mỗi lần Đại tướng nhớ lại những chuyến thăm Liên Xô của ông và những cuộc gặp các lãnh đạo Xô viết, gương mặt ông sáng bừng và hân hoan bởi nụ cười hiền lành. Cuộc trò chuyện trong những lần gặp gỡ ấy chủ yếu là giữa hai vị tướng, còn chúng tôi - những thành viên thường chỉ lắng nghe, nhưng tôi cảm thấy tướng Vladimir Govorov khẳng định cảm nhận của tôi, rằng Võ Nguyên Giáp là một người đối thoại rất thông minh, thoải mái, rằng trái tim ông nhân hậu kể cả dưới quân hàm một vị tướng và cuộc sống khắc nghiệt của một nhà cách mạng chuyên nghiệp.

Irina Karmanova, thành viên chủ tịch đoàn Hội Hữu nghị Nga - Việt

__________

Tin bài liên quan:

Ông vẫn đang sống trong tim chúng tôiVõ Nguyên Giáp - trong khoảnh khắc lịch sửNgười dân nhiều nơi lập bàn thờ Đại tướngHoàn tất tập dượt đưa linh cữu Đại tướng ở sân bayMáy bay dân dụng đưa linh cữu Đại tướng về quêMường Phăng thổn thức tiếc thương "ông nội đánh giặc tài ba”Thành đoàn TP.HCM lập không gian tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên GiápVào nhà Đại tướng mà đạm bạc như nhà dân

YEVGHENI KOBELEV(Phó chủ tịch thứ nhất Hội Hữu nghị Nga - Việt) 
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên