Thứ 7, ngày 17 tháng 4 năm 2021
Bị mắng bán đồ dỏm, Trung Quốc siết xuất khẩu thiết bị y tế
TTO - Nhiều công ty đang hốt bạc nhờ xuất khẩu thiết bị y tế đã lên tiếng phản đối quyết định của chính phủ, cho rằng đừng vì một con sâu mà làm rầu cả nồi canh. Nhưng thiệt hại nặng nhất vẫn là các nước đã đặt mua hàng Trung Quốc.

Trung Quốc đang sản xuất 160 triệu khẩu trang y tế mỗi ngày - Ảnh: THX
Trung Quốc hiện là nhà sản xuất khẩu trang và đồ bảo hộ y tế lớn nhất thế giới. Khi virus SARS-CoV-2 bắt đầu lan rộng, Bắc Kinh đã cấp phép cho 23 công ty sản xuất bộ xét nghiệm. Theo quy định mới bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1-4, chỉ những công ty này mới được phép xuất khẩu vật tư y tế.
Những công ty khác, kể cả có giấy phép sản phẩm đạt chuẩn châu Âu hay Mỹ, cũng không được ký hợp đồng bán vật tư y tế cho nước ngoài. Quy định mới khiến nhiều lô hàng chuẩn bị xuất khẩu bị ùn ứ tại hải quan, trong lúc bạn hàng là các quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 trông ngóng từng ngày để giải quyết tình trạng thiếu hụt vật tư y tế.
"Có hợp lý không khi chỉ vì một vài công ty làm bậy mà cấm cản cả một ngành công nghiệp?", quản lý một công ty sản xuất kit xét nghiệm nhanh COVID-19 ở Giang Tô tỏ ra bức xúc trước quy định mới của chính phủ nước này.
Các hiệp hội sản xuất vật tư y tế ở Quảng Đông, Giang Tô và Chiết Giang đã khiếu nại lên chính quyền địa phương và lập luận nếu họ được xuất khẩu, địa phương cũng kiếm thêm được ngoại tệ trong thời buổi khó khăn hậu COVID-19, theo báo South China Morning Post (SCMP).
"Thật buồn khi không thể gửi những bộ đồ bảo hộ này cho khách hàng, những người đang chiến đấu với đại dịch", chủ một doanh nghiệp giấu tên ở Quảng Đông than thở.
Sau khi khống chế tình hình dịch bệnh trong nước, Bắc Kinh bắt đầu cho phép các công ty được tự do xuất khẩu thiết bị y tế đến các nước đang có nhu cầu lớn ở châu Âu và Bắc Mỹ.
Tuy nhiên, điều này dẫn tới chuyện chất lượng vật tư y tế không đồng đều. Một số nước bắt đầu than phiền về độ chính xác của các kit xét nghiệm "Made in China". Tây Ban Nha đã quyết định ngừng sử dụng kit do một công ty ở Thâm Quyến của Trung Quốc sản xuất sau khi cho ra kết quả kém chính xác.
Tại Philippines, một quan chức thuộc Bộ Y tế nước này cũng đặt câu hỏi về chất lượng của các bộ xét nghiệm do Trung Quốc viện trợ. Điều này khiến Bắc Kinh tức giận, dẫn tới việc Bộ Y tế Philippines phải lên tiếng đính chính và khẳng định những kit này đạt chuẩn WHO.
SCMP cho biết hơn 7.500 công ty Trung Quốc đã lắp đặt dây chuyền sản xuất khẩu trang sau khi được chính phủ bật đèn xanh cho phép xuất khẩu, đẩy sản lượng khẩu trang mỗi ngày lên 160 triệu chiếc.
Đây là giai đoạn mà nhiều người ví von rằng có được một dây chuyền sản xuất khẩu trang không khác gì sở hữu một máy in tiền ở Trung Quốc.
-
TTO - Đại diện Lotteria Việt Nam cho rằng thông tin chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh này sẽ đóng cửa ở Việt Nam là không đúng và đang có cách hiểu chưa chính xác trong thông tin từ báo chí Hàn Quốc.
-
TTO - Liên quan đến vụ 35 học sinh chơi slime (chất dẻo ma quái) bị ngộ độc ở huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng, người bán hàng cho biết các em mua thứ chất dẻo này về chơi và trộn với nhiều chất khác để chế ra đồ chơi theo ý thích.
-
TTO - "Quái xế" liên tục tung hoành trên các tuyến đường cả đêm lẫn ngày. Những "quái xế" có máu mặt còn khơi gợi tâm lý xem nhẹ pháp luật, cổ xúy hành vi đua xe với lý do: có bị bắt cũng không… đi tù!
-
TTO - Giáp tết vừa qua, tôi tình cờ thấy ông Tuấn bế Thiên Ân ghé vào các quầy hàng tết 0 đồng dành cho người nghèo ở Hội An. Nhìn đứa bé bụ bẫm và đẹp như thiên thần nằm ngủ trên vai người đàn ông khắc khổ, không ai nghĩ đó là đứa trẻ bị bỏ rơi.
-
TTO - Ảnh đăng trên báo Khmer Times cho thấy thiếu tướng Ong Chanthuok và 2 người khác bị còng tay. Vị tướng này đang đối diện nguy cơ bị tước quân hàm và trục xuất khỏi lực lượng cảnh sát Campuchia.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận