30/11/2018 20:18 GMT+7

Ứng xử sao khi con bị thầy cô 'đì'?

ĐỒNG LỘC
ĐỒNG LỘC

TTO - Con bạn bị giáo viên đứng lớp ‘đì’, bạn nhiều lần gặp gỡ trao đổi chân tình với họ nhưng không thay đổi, bạn phải làm sao?

Ứng xử sao khi con bị thầy cô đì? - Ảnh 1.

Ảnh: understood

Dưới đây là một số gợi ý cho bạn.

Dạy con "thích nghi hoàn cảnh"

Theo các chuyên gia giáo dục, nếu bạn cho rằng lối xử sự của giáo viên chỉ ở mức độ nhẹ như: "chú ý" đến con bạn hơi nhiều, thái độ cáu gắt, xa cách thiếu thân thiện... nói chung là những điều không nghiêm trọng thì hãy cứ để mặc thế.

Các nghiên cứu cho thấy thành tích học tập của trẻ không bị ảnh hưởng bởi tình cảm dành cho giáo viên, nghĩa là dù trẻ không thích thầy cô đứng lớp nhưng nó vẫn học tốt. Lắm khi đây lại là cách chuẩn bị và rèn luyện tâm lý cho trẻ thêm vững vàng hơn khi trưởng thành.

Nếu chọn cách này, bạn hãy khuyên con cứ chú tâm vào việc học và gạt bỏ những điều không vừa ý với giáo viên, bởi lẽ con học cho chính nó chứ không phải học vì thầy cô nào cả. Nếu làm được thế trẻ sẽ thích nghi tốt hơn với những mẫu người có cá tính khác nhau trong cuộc sống.

Báo sự việc cho ban giám hiệu nhà trường

Không phụ huynh nào lại muốn đến gặp hiệu trưởng để khiếu nại, trình báo này nọ. Nhưng nếu bạn đã nhiều lần gặp trực tiếp giáo viên đứng lớp mà tình hình vẫn chẳng khá hơn, bạn phải chọn lựa.

Hãy trình bày rằng bạn đã nhiều lần gặp trực tiếp giáo viên đứng lớp để cùng tìm cách xử lý vấn đề, nhưng rồi mọi chuyện vẫn vậy, con bạn rất lo buồn, học tập sa sút và gia đình bạn rất lo lắng vì chuyện này. 

Tùy theo tính cách của hiệu trưởng, có thể vị này sẽ sắp xếp để bạn và giáo viên dạy lớp gặp nhau lần nữa, lần này có thể có sự hiện diện của hiệu trường hay một thành viên trong Ban giám hiệu nhà trường, hoặc vị hiệu trưởng sẽ đích thân gặp trao đổi sự việc với giáo viên.

Đừng ngại bạn sẽ mang tiếng là phụ huynh "úm" con như gà công nghiệp, như thế vẫn hơn là bạn bỏ mặc, không đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của con mình.

Xin chuyển lớp cho con

Nếu đã thực hiện tất cả các bước mà tình hình vẫn vậy, thậm chí càng tồi tệ hơn (giáo viên trút bực dọc lên đầu con bạn...), bạn hãy gặp hiệu trưởng lần nữa, đưa ra yêu cầu - với thái độ từ tốn nhưng kiên quyết, rằng bạn muốn nhà trường chuyển ngay con bạn sang một lớp học khác. 

Thường nhà trường sẽ do dự khi phải chuyển lớp giữa niên học, do đó bạn phải có thái độ kiên quyết và dứt khoát.

Nếu nhà trường có ý bao che cho giáo viên vì sợ mang tai tiếng, tốt nhất là chuyển con sang học trường khác. Dù rằng đứa trẻ có thể vất vả thời gian đầu để làm quen với trường lớp mới và bắt kịp bạn đồng lớp, vẫn hơn nó cứ phải âu sầu, lo lắng mỗi ngày đi học gặp vị giáo viên cứ luôn ‘đì’ nó. Điều này ảnh hưởng không tốt về lâu dài cho sự phát triển tâm sinh lý của trẻ.

Hãy luôn nhớ rằng, một môi trường học tập lành mạnh sẽ mang lại nhiều lợi ích lâu dài cho con bạn. Trẻ sẽ phát triển tốt hơn về kỹ năng hòa nhập vào xã hội, khả năng nhận thức và đạt kết quả học tập tốt hơn. 

Đồng thời, trẻ sẽ phát triển hơn về thể chất, trí tuệ, có sự cân bằng tâm sinh lý tốt hơn nhiều so với những trẻ em có môi trường học tập phải thường xuyên hứng chịu bạo hành dưới mọi hình thức, từ nhục hình thể chất tới trấn áp tinh thần.

Hãy hành động kiên quyết vì tương lai đứa con thân yêu của bạn.

"Đối thoại" với thầy cô, dễ hay khó? 'Đối thoại' với thầy cô, dễ hay khó?

TTO - Khi con có vấn đề với thầy cô, phụ huynh nên gặp để trao đổi nhưng đừng gặp với tư thế của người đi tra vấn.

ĐỒNG LỘC
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên