19/04/2023 12:55 GMT+7

Sau Hà Nội, đến Bình Dương khuyến cáo người dân tránh tụ tập đông người

MINH KHÔI
và 1 tác giả khác

Bình Dương xuất hiện chùm ca COVID-19 mới, trong đó có 14 ca liên quan đến một đội bóng đá trẻ. Bác sĩ Huỳnh Minh Chín, phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương, cho biết sở đã chỉ đạo kích hoạt ngay cập nhật báo cáo ngày về tình hình dịch COVID-19.

Sau Hà Nội, đến Bình Dương khuyến cáo người dân tránh tụ tập đông người - Ảnh 1.

Người dân tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại trạm y tế - Ảnh: THU HIẾN

Sở Y tế khuyến cáo người dân tránh tụ tập đông người, thường xuyên đeo khẩu trang, tăng cường tiêm vắc xin để phòng ngừa dịch bệnh.

Ngay trong ngày 18-4, Sở Y tế phát đi thông báo tăng cường công tác thu dung, điều trị ca mắc COVID-19. Theo đó, Sở Y tế yêu cầu Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa cao su Dầu Tiếng, Bệnh viện Quân y 4 - Quân đoàn 4, trung tâm y tế các huyện, thị, các bệnh viện ngoài công lập, phòng khám đa khoa trên địa bàn tỉnh lên phương án thu dung, điều trị bệnh nhân.

Sở Y tế tỉnh Bình Dương cho hay số ca mắc mới COVID-19 có dấu hiệu gia tăng, tình hình dịch bệnh rất khó lường, nguy cơ dịch bùng phát rất cao.

Để chủ động ứng phó với tình hình dịch bệnh, Sở Y tế đề nghị hệ thống các bệnh viện rà soát và cập nhật kế hoạch thu dung, điều trị người mắc COVID-19 theo nguyên tắc "4 tại chỗ".

Phân công số giường bệnh điều trị bệnh, bố trí nhân lực để theo dõi, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19 khi có chỉ định nhập viện; dự trù thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế phù hợp với phương án thu dung, điều trị bệnh nhân trong tình huống ứng phó nếu có diễn biến phức tạp của dịch.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, tính đến hết ngày 18-4, Bình Dương ghi nhận 22 ca COVID-19, đặc biệt là chùm ca bệnh tại Trường trung học cơ sở Hòa Lợi (thị xã Bến Cát) với 14 ca rải rác khắp các lớp... 

Chùm ca bệnh trên được cho liên quan tiếp xúc một số cầu thủ trẻ thuộc một đội bóng đá trên địa bàn thị xã Bến Cát.

Hải Phòng chủ động xây dựng phương án phòng, chống dịch

Sáng 19-4, UBND TP Hải Phòng tổ chức Hội nghị các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, nhất là trong dịp nghỉ lễ 30-4-1-5 và thời gian diễn ra lễ hội Hoa Phượng đỏ vào trung tuần tháng 5-2023.

Các cơ sở y tế sẵn sàng dành tối thiểu 40% giường bệnh để thu dung điều trị; đồng thời đang tiếp tục rà soát, cập nhật kế hoạch điều chỉnh số giường bệnh, bố trí đủ nhân lực để theo dõi, chăm sóc người mắc COVID-19 khi có chỉ định nhập viện.

Sẵn sàng về trang thiết bị, vật tư tiêu hao, oxy, đảm bảo đủ thuốc điều trị cho các bệnh nhân tại các cơ sở y tế trên địa bàn và thuốc điều trị cho ca COVID-19 tại nhà. 

Phó chủ tịch UBND TP Hải Phòng Lê Khắc Nam nhấn mạnh, trong những ngày tới, số lượng ca mắc COVID-19 có khả năng tăng nhanh. Do đó, các đơn vị liên quan phải phối hợp chặt chẽ với các cơ quan truyền thông, chủ động tuyên truyền để người dân đeo khẩu trang nơi đông người, tránh tâm lý chủ quan, lơ là mất cảnh giác, nhất là trong dịp nghỉ lễ 30-4-1-5 và dịp lễ hội Hoa Phượng đỏ Hải Phòng năm 2023. 

Theo báo cáo của Sở Y tế Hải Phòng, trong tháng 4-2023, số ca COVID-19 có xu hướng tăng ở một số địa phương và ở khu vực trường học. Từ ngày 1-17-4, trên địa bàn ghi nhận 812 ca; trong đó, 708 ca đang điều trị tại nhà, 2 ca phải thở máy xâm lấn do có bệnh nền.

WHO: Đại dịch COVID-19 còn diễn biến khó lường

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo đại dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến khó lường, trước khi đi vào ổn định và có thể dự đoán được.

Theo số liệu từ WHO, trong 28 ngày qua, có hơn 3 triệu ca mắc mới và hơn 23.000 ca tử vong do COVID-19.

WHO: Đại dịch COVID-19 còn diễn biến khó lường - Ảnh 1.

Người phụ nữ xuất trình chứng nhận y tế trên điện thoại cho nhân viên mặc đồ bảo hộ để vào khu dân cư ở Bắc Kinh, ngày 4-12-2022. Lúc này dịch COVID-19 đang bùng phát ở thủ đô Trung Quốc - Ảnh: REUTERS

"Mặc dù số lượng đang giảm, nhưng vẫn còn rất nhiều người chết và mắc bệnh" - ông Michael Ryan, giám đốc điều hành Chương trình khẩn cấp y tế của WHO, cho biết trong cuộc họp báo ngày 18-4.

Theo ông Ryan, các loại vi rút đường hô hấp không chuyển từ giai đoạn đại dịch sang giai đoạn "bệnh lưu hành", thay vào đó chuyển sang giai đoạn hoạt động ở mức độ thấp với các đỉnh dịch xuất hiện theo mùa.

"Dịch bệnh không giống việc tắt công tắc - ông Ryan khẳng định - Nó giống như con đường gập ghềnh dẫn đến mô hình dễ đoán hơn".

Ủy ban khẩn cấp của WHO về COVID-19 cứ ba tháng họp một lần và dự kiến cuộc họp tới diễn ra vào tháng 5.

Như trong các cuộc họp trước đó, ủy ban này sẽ quyết định liệu COVID-19 có gây ra Tình trạng khẩn cấp y tế công cộng quốc tế (PHEIC) hay không.

PHEIC là mức cảnh báo cao nhất mà WHO có thể công bố.

Trước đó, WHO đã tuyên bố COVID-19 là PHEIC vào ngày 30-1-2020, khi có ít hơn 100 ca mắc bệnh và không có ca tử vong nào bên ngoài Trung Quốc.

Tuy nhiên, phải tới khi người đứng đầu WHO là ông Tedros Adhanom Ghebreyesus gọi COVID-19 là đại dịch vào tháng 3-2020 thì thế giới mới bắt đầu hành động.

Theo ông Michael Ryan, COVID-19 sẽ giống như bệnh cúm, vẫn gây ra bệnh hô hấp nghiêm trọng ở những người dễ bị tổn thương. Một số quốc gia vẫn còn nhiều người dễ bị tổn thương chưa được tiêm phòng.

Singapore, Thái Lan, Malaysia đều... trấn an khi COVID-19 tăng lạiSingapore, Thái Lan, Malaysia đều... trấn an khi COVID-19 tăng lại

Mặc dù số ca mắc COVID-19 tăng trong những tuần gần đây, Bộ Y tế Malaysia khẳng định tình hình vẫn trong tầm kiểm soát.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên