Diễn đàn “Khán giả chê phim Việt, vì sao?"
Phóng to |
Cảnh quay phim Chạy án - Ảnh: blog.yume.vn |
* Khâu chọn và xử lý kịch bản còn yếu
Nhiều nhà sản xuất chỉ quan tâm đến kinh doanh, tài chính của đơn vị mình, chưa thật sự lưu ý đến giá trị thực của kịch bản cũng như phản ứng của xã hội sẽ có với các kịch bản đó. Cách làm của các nhà sản xuất phim Việt dường như theo lối “há miệng chờ sung” đối với kịch bản hay. Có khuynh hướng thỏa mãn với một số nguồn cung cấp kịch bản sẵn có và thiếu mở rộng sáng tác kịch bản trong xã hội.
* Năng lực của đạo diễn còn hạn chế
Tôi may mắn được tiếp xúc với nhiều đạo diễn. Ở họ tôi thấy sự tự tin nghề nghiệp, sáng tạo trong chuyên môn, nhạy bén với các kỹ thuật hiện đại. Tuy nhiên, khi xem phim của họ, tôi vẫn nhận thấy:
- Sự hạn chế về tầm nhìn bao quát xã hội; không có chuyên môn sâu để thấu hiểu các qui luật, các hiện tượng kinh tế; không theo kịp diễn biến cam go từng ngày trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước… Kết quả là khán giả chỉ được coi toàn là loại công ty hoạt động hời hợt, giám đốc thì suốt ngày rượu ngoại, sa đọa… Xem phim làm cho ta quên mất một điều nghiêm túc rằng khoảng 60% thu nhập quốc dân hiện nay do chính từ những doanh nghiệp tư nhân này đóng góp.
Khi xem phim Việt, tôi có cảm giác nhiều đạo diễn chưa thực sự am tường đặc tính các tầng lớp người dân trong xã hội Việt; chưa thấu đáo các truyền thống vật chất và tinh thần của dân tộc; chưa đủ nhận thức về cuộc sống thực tế của người dân từng miền đất nước… Nên trong các phim tâm lý xã hội của ta, thường thấy nhân vật nữ ăn nói bỗ bã, nam thì cợt nhã…trong nhà thì lối sống theo kiểu khoe của “trưởng giả học làm sang”, ra ngoài thì hầu như xoay quanh hình ảnh vũ trường, trai gái lăng nhăng… Phim hành động thì quá trọng yếu tố tình cảm; dễ dàng thấy loại phim hình sự, công an chỉ cần thuyết phục vài câu là kẻ thù đầu hàng… và đôi khi vai phản diện được khán giả cảm tình hơn vai chính diện.
Nhận thức vai trò của đạo diễn trong một số bộ phim thể hiện có phần chủ quan. Đôi khi họ quên rằng đạo diễn chỉ là người đưa câu chuyện hình ảnh đến càng gần với công chúng, thành ra vai trò rao giảng dạy đời với khán giả… thông qua những lời thoại dài dòng, không đúng lúc, khiên cưỡng làm cho người xem hết sức bực mình .
Tóm lại, với khả năng diễn viên và khả năng tài chính của các nhà sản xuất hiện nay có thể nói rằng: Kịch bản dở + không thực hiện = không có phim dở Kịch bản bình thường + đạo diễn bình thường = phim bình thường Kịch bản bình thường + đạo diễn dở = phim dở Như vậy một bộ phim dở không đến từ kịch bản mà chủ yếu từ đạo diễn. |
Để cải thiện tình cảnh hiện nay, theo tôi các trường đào tạo cần có thêm chương trình bồi dưỡng kiến thức về kinh tế, văn chương, pháp luật…cho các đạo diễn trẻ tương lai. Để chặt chẽ hơn các nhà sản xuất nên bố trí thêm các chuyên viên cố vấn chuyên ngành để hỗ trợ thêm cho đạo diễnc trong ác lĩnh vực phim thể hiện.
Các nhà phê bình, nên thường xuyên có khảo sát thăm dò dư luận các tầng lớp khán giả, tránh việc quá coi trọng thị hiếu phim ảnh của chỉ khán giả trẻ mà suy ra đó là thị hiếu của xã hội. Các nhà quản lý, nhà đài… nên định ra tỷ lệ phim được sản xuất trong năm cho từng đối tượng khán giả, để thỏa mãn thị hiếu của các tầng lớp khán giả và cũng tránh quá nhiều phim gây rủi ro như hiện nay.
Bệnh thật của phim truyền hình hiện nay: đạo diễn
- Theo ý kiến của bạn Hoài Anh: “Những con số thăm dò của Tuổi Trẻ Online đã "chẩn bệnh" khá đúng thực trạng của phim Việt hiện nay: lời thoại nhạt nhẽo, kịch bản lê thê và diễn viên diễn xuất quá kém”. Thực ra đó chỉ là cái ngọn, theo tôi, cái gốc khiến cho phim Việt dở vì không đạo diễn đã không giỏi, và thậm chí, nói hơi nặng lời là thiếu tự trọng. Nói hơi nặng lời nhưng phải chỉ đúng bệnh mới trị được bệnh. Cứ vuốt ve nhau mãi càng ngày càng hỏng. Nếu đạo diễn giỏi sẽ không chọn kịch bản dở. Nếu đạo diễn giỏi, sẽ không dùng những lời thoại ngớ ngẩn. Nếu đạo diễn giỏi, sẽ không chọn diễn viên không biết diễn xuất. Nếu đạo diễn biết tự trọng, có trách nhiệm với sản phẩm của mình, sẽ không đồng ý làm phim với bất cứ giá nào. Hãy bắt đầu từ khâu đạo diễn, đừng vội đổ tội cho diễn viên.
- Phim Việt gần đây bị khán giả chê nhiều hơn khen: kịch bản thiếu muối, diễn viên diễn xuất tệ.... Nhưng điều quan trọng nhất làm nên 1 bộ phim hay chính là người đạo diễn. Tình tiết phim thế nào, diễn xuất ra sao đều do ý của đạo diễn. Một người diễn viên không có năng lực, cảm xúc chưa thể hiện được nhân vật vậy mà đạo diễn vẫn ok, vậy thì đạo diễn có phải là đạo diễn giỏi.
Theo bạn, phim Việt hiện nay nên khắc phục ngay vấn đề nào dưới đây?
Đề tài xa lạ với cuộc sống Diễn xuất của diễn viên kém Lời thoại nhạt nhẽo, không chân thật Kịch bản không hấp dẫn, phim dài lê thê Quảng cáo chèn trong phim quá lộ liễu Ý kiến khác
|
Diễn đàn “Khán giả chê phim Việt, vì sao?” do TTO tổ chức với mong muốn nhận được những bài viết thẳng thắn mổ xẻ tình trạng hiện nay của cả điện ảnh lẫn truyền hình Việt Nam, qua đó đưa ra những gợi ý, giải pháp để nâng tầm chất lượng của phim Việt. Mời bạn đọc gởi bài viết với những gợi ý sau: - Bạn thấy kịch bản phim Việt hiện nay như thế nào? Độ hợp lý/ gần gũi/hấp dẫn? Như thế nào là những kịch bản điện ảnh lay động, hấp dẫn, gần gũi. - Thoại trong phim Việt có tự nhiên hay lên gân, hay nghe giả tạo? - Đạo diễn Việt Nam còn thiếu điều gì để có nhiều bộ phim xứng tầm, không lạc lõng giữa thị trường, không coi thường khán giả. - Chất lượng diễn viên hiện nay như thế nào: diễn xuất của diễn viên / mức độ hóa thân vào nhân vật? - Âm nhạc cho phim - Vai trò của nhà phê bình, nhà sản xuất, nhà quản lý cũng như hội đồng duyệt phim… Bạn cũng có thể đề cập cái hay nên học hỏi của những bộ phim truyền hình/ điện ảnh hay của Việt Nam/ thế giới… Bài viết xin vui lòng gửi về tto@tuoitre.com.vn; tiêu đề ghi Diễn đàn phim Việt. Bài viết gõ bằng Unicode, không quá 1.000 chữ. Dưới bài vui lòng ghi đầy đủ thông tin cá nhân để tòa soạn tiện liên hệ. Mời xem thêm: Phim Việt: Diễn xuất dở đâu chỉ do đạo diễn; Thoại trong phim như người nước ngoài nói tiếng Việt II Phi lý với phim truyền hình Việt Nam II Phim truyền hình Việt không hay: thoại dở, diễn viên cùn II Phim truyền hình Việt: giá chót phải là 30 tập? II Phim Việt thiếu chuẩn! II Phim Việt: Coi chưa xong đã đoán trúng ý đạo diễn II Phim Việt: lười kiếm đề tài và diễn viên ngộ nhận II Âm nhạc trong phim truyền hình Việt Nam thiếu ấn tượng II NSND Thế Anh: "Đóng phim phải thật như ngoài đời" II "Cẩn thận không biến thành phim… Tây!" II Diễn viên phim truyền hình: thiếu và yếu II Nhà biên kịch Nguyễn Quang Sáng: Đừng biết 1 viết 10 II Phim Việt sa vào bệnh giải thích II Phim Việt nói nhiều không diễn tả được bao nhiêu II Tôi muốn xem cảnh con nhổ tóc sâu cho mẹ trên phim Việt II Trung Quốc khủng hoảng phim truyền hình II Đấu thầu sản xuất phim truyền hình: Hay dở khó lường II Phim truyền hình ngoại: Vì sao hấp dẫn? II Quay phim truyện như quay tin truyền hình II Phim truyền hình nên "kéo" bao nhiêu tập? II Phim Việt mơ mộng cảnh giàu sang? II Phim Việt: hãy nhớ cái chết của thời kỳ "mì ăn liền" II Phim Việt: chạy theo trào lưu II Ca sĩ - diễn viên Mỹ Tâm: "Quan trọng nhất là kịch bản phim" II |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận