18/05/2011 11:14 GMT+7

Phim Việt mơ mộng cảnh giàu sang?

VŨ NGUYÊN
VŨ NGUYÊN

TTO - Gia đình tôi trước đây sống ở miền Trung. Cứ sáng sớm là ra làm đồng có khi đến tối mịt mới về, buổi tối cả nhà ăn cơm xong là lên xem tivi. Cả nhà tôi từ nhỏ đến lớn đều rất thích xem phim Việt Nam, đặc biệt là những bộ phim đề tài về gia đình thôn quê. Ở đó chúng tôi bắt gặp sự gần gũi của những con người nông dân chân chất “chân lấm tay bùn” hòa mình cùng với thiên nhiên.

ulrBGkSu.jpgPhóng to
Nghệ sĩ Thu An trong phim Mẹ chồng tôi

Ngày xưa cả nhà tôi đều thích bộ phim Mẹ chồng tôi phát trên VTV3, đấy là bộ phim về gia đình thôn quê mà tôi nhớ mãi. Bộ phim đã phản ảnh đúng bản chất dân dã cuộc sống quê nghèo giữa nàng dâu và mẹ chồng, tình cảm yêu thương, san sẻ, giữa những con người cùng một nhà với nhau nhưng cũng không thể tránh khỏi những xung đột gia đình. Chính từ những xung đột ấy họ mới ngẫm ra, mới thấy trân trọng những tháng ngày hạnh phúc bên nhau... Tôi rất xúc động cảnh trong phim mà mỗi lần nàng dâu hay anh con trai làm đồng về là gọi mẹ: “U ơi, u ơi u” (người mẹ do nghệ sĩ ưu tú Thu An đóng) vì nó chân thật và gần gũi quá.

Tôi ước ao bây giờ phim truyền hình Việt của mình có những bộ phim về gia đình thôn quê như thế để cho giới trẻ sau này hiểu thêm về giá trị cuộc sống nơi quê nghèo, hiểu biết về những phong tục, tập quán của những người đi trước để lại... Nói thật bây giờ khi xem phim ở thôn quê chúng ta, thấy sao mà ngài ngại quá bởi những cảnh thôn quê dường như được các đạo diễn “thành thị hóa” quá. Từ cái chén, cái bát ăn cơm, đôi đũa… đến cái nồi cơm điện đều sáng lóa, sang quá, đẹp đẽ quá không tìm đâu ra đôi đũa tre, cái bát sành và nồi nấu cơm đầy lọ… Đâu rồi cái “hồn quê” trong phim Việt…?

Mới đây, Đài truyền hình HTV có chiếu bộ phim cô diễn viên trong vai gái quê đi làm đồng mà da mặt trắng nhợt vì… kem dưỡng da! Sau đó cô lên Sài Gòn chỉ làm phụ bếp trong lò bánh được vài ngày thì cô này đẹp hẳn lên như người mẫu, da trắng, tóc duỗi dài mượt, mặt toàn là quần áo hàng hiệu… làm khán giả phải ngạc nhiên! Không lẽ diễn viên bây giờ ngại làm xấu mình trước ống kính, hay vì sợ mất hình tượng và đạo diễn cũng xuề xòa cho qua? Ngoài ra, khán giả bây giờ còn bị choáng ngợp với những cảnh phim như: những ngôi nhà đồ sộ, những biệt thự quá sang trọng, những bà mẹ giàu có với xiêm y lộng lẫy, những bữa cơm toàn thấy sơn hào hải vị…! Nhìn choáng ngợp mà không làm lay động lòng người.

Đừng "cưỡi ngựa xem hoa"

Phim Việt hiện nay được trình chiếu trên sóng vô tuyến rất nhiều, đề tài của các bộ phim đưa ra rất hay, nhưng cách khai thác nội dung thì lại quá dở. Như gần đây có bộ phim Vàng trong cát được trình chiếu trên HTV9 vào lúc 18g hằng ngày. Khi mới thấy tựa phim và lời giới thiệu trên tivi, tôi nghĩ đây sẽ là bộ phim rất hay vì đề tài khai thác khá thú vị về vùng đất Bình Thuận giàu tiềm năng.

Nhưng sau khi xem vài tập, tôi cảm thấy vô cùng thất vọng vì nội dung phim chẳng có gì mới mẻ. Cô Sa cùng bạn bè của mình trong phim thành công quá nhanh trong sự nghiệp (?), mọi ngành nghề truyền thống của Bình Thuận cũng chỉ được nói lướt qua, xem phim mà như "cưỡi ngựa xem hoa" vậy, rồi quanh qua quẩn lại cũng là chuyện tình yêu nam nữ. Phim Việt không phải là không có đề tài hay, nhưng để khai thác lên phim thì cần có sự đầu tư kỹ lưỡng về kịch bản. Đạo diễn giỏi, diễn viên diễn tốt cộng với kịch bản hay sẽ làm cho bộ phim thu hút người xem hơn.

Đất nước Việt Nam có rất nhiều điều thú vị. Mong là các nhà làm phim sẽ biết khai thác đúng hướng và có chiều sâu, để quảng bá con người và văn hoá Việt Nam thích hợp và chính xác nhất.

Nhiều cảnh phim nhàm quá

Đa phần những thước phim chiếu trên tivi hiện nay phô diễn quá nhiều cảnh những cậu ấm, cô chiêu ăn chơi phung phí. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến giới trẻ, đặc biệt là thanh thiếu niên. Vũ trường, quán bar hay những đôi nam nữ " mây mưa" chiếm một khoảng thời gian quá dài gây cho người xem cảm giác khó chịu. Những bộ phim mang tính giáo dục như tình cảm giữa con cái đối với cha mẹ, hay em học sinh nghèo vượt khó trong mọi hoàn cảnh vươn lên trong cuộc sống... ngày càng thưa dần. Phim Việt bây giờ nhàm lắm: kịch bản nghèo nàn, diễn viên... hỡi ôi, diễn xuất gượng gạo, cứng nhắc.

Kịch bản phim Việt cần sự hấp dẫn hơn

Ngày trước, mỗi lần đến giờ vàng phim Việt được chiếu lúc 21 giờ trên HTV tôi đều đón xem và không bỏ tập nào. Rồi dần dần chất lượng phim Việt ngày càng đi xuống, khi hầu như kịch bản, nội dung, tình tiết là cái cốt lõi nhất của các bộ phim đều na ná nhau.

Hiếm lắm mới thấy được một phim có nội dung lạ như Bỗng dưng muốn khóc. Và điều đó đã biến nó bỗng dưng trở thành phim ăn khách trong suốt một thời gian dài. Ngoài lối diễn xuất tự nhiên của các nhân vật chính, phim còn mang đến cho khán giả nội dung lạ lùng, đầy chất bí ẩn và điều đó dẫn đến sự thành công của phim.

Mỗi lần nghe đến phim Việt, tôi đều hình dung ra những bộ phim dài lê thê cả trăm tập, với loạn xạ tình yêu và những mối quan hệ gia đình phức tạp để sau đó kết thúc chẳng đâu ra đâu. Có lẽ các nhà viết kịch bản quá bận rộn với việc “đặt kịch bản” nên đã không còn cảm hứng sáng tạo ra những cốt truyện hấp dẫn nữa. Vì thế cứ lấy bên này một chút, ghép vào bên kia một chút là hoàn tất kịch bản để sản xuất phim.

Bằng chứng là chúng ta dễ dàng đoán được nội dung của các bộ phim. Nếu phim tình cảm, nhân vật chính trong phim không là sinh viên tỉnh lên thành phố thì cũng là những cô gái nghèo, có hoàn cảnh khó khăn và may mắn gặp được các anh chàng đại gia, mặt trẻ măng mà đã làm giám đốc, chủ tịch một tập đoàn sẵn sàng giúp đỡ cô vượt qua số phận. Hoặc về phim gia đình, mỗi gia đình đều có từ hai đến ba con, các nhân vật trong gia đình mâu thuẫn nhau, đối chọi nhau rồi cuối cùng cũng quy về một mối.

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu giải trí ngày càng cao. Thế nhưng, nếu phim Việt cứ thể hiện một cách ngán ngẩm, lạc lõng như thế này thì đến bao giờ mới lấy lại được lòng khán giả. Nếu phim Việt cứ thế này mãi thì càng ngày càng có nhiều khán giả quay mặt với phim Việt mà thôi!

Phim Việt: "hưởng thụ quá"

Phim Việt nếu đem ra mổ xẻ thì không biết có bao nhiêu vấn đề cần nói. Những sự vô lý mà ai cũng thấy, nhưng người làm phim "không thấy": giám đốc công ty lớn mà suốt ngày lo những chuyện "vớ vẩn" của nhân viên "quèn", đi cà phê, quán bar, không thấy họp công ty, gặp khách hàng... vậy mà vẫn ăn nên làm ra. Phim xa rời cuộc sống, xem phim thấy "mặc cảm" cho bản thân mình, vì nhân vật trong phim sao mà giỏi thế, tài thế, mới ra trường, mở công ty rồi làm ăn "như diều gặp gió" chẳng mấy chốc thành đại gia. Nhiều phim chỉ thấy cảnh giàu sang, ăn chơi, hưởng thụ, không có tính giáo dục.

Theo bạn, phim Việt hiện nay nên khắc phục ngay vấn đề nào dưới đây?
Đề tài xa lạ với cuộc sống Diễn xuất của diễn viên kém Lời thoại nhạt nhẽo, không chân thật Kịch bản không hấp dẫn, phim dài lê thê Quảng cáo chèn trong phim quá lộ liễu Ý kiến khác

Diễn đàn “Khán giả chê phim Việt, vì sao?” do TTO tổ chức với mong muốn nhận được những bài viết thẳng thắn mổ xẻ tình trạng hiện nay của cả điện ảnh lẫn truyền hình Việt Nam, qua đó đưa ra những gợi ý, giải pháp để nâng tầm chất lượng của phim Việt.

Mời bạn đọc gởi bài viết với những gợi ý sau:

- Bạn thấy kịch bản phim Việt hiện nay như thế nào? Độ hợp lý/ gần gũi/hấp dẫn? Như thế nào là những kịch bản điện ảnh lay động, hấp dẫn, gần gũi.

- Thoại trong phim Việt có tự nhiên hay lên gân, hay nghe giả tạo?

- Đạo diễn Việt Nam còn thiếu điều gì để có nhiều bộ phim xứng tầm, không lạc lõng giữa thị trường, không coi thường khán giả.

- Chất lượng diễn viên hiện nay như thế nào: diễn xuất của diễn viên / mức độ hóa thân vào nhân vật?

- Âm nhạc cho phim

- Vai trò của nhà phê bình, nhà sản xuất, nhà quản lý cũng như hội đồng duyệt phim…

Bạn cũng có thể đề cập cái hay nên học hỏi của những bộ phim truyền hình/ điện ảnh hay của Việt Nam/ thế giới…

Bài viết xin vui lòng gửi về tto@tuoitre.com.vn; tiêu đề ghi Diễn đàn phim Việt.

Bài viết gõ bằng Unicode, không quá 1.000 chữ. Dưới bài vui lòng ghi đầy đủ thông tin cá nhân để tòa soạn tiện liên hệ.

Mời xem thêm:

Thoại trong phim như người nước ngoài nói tiếng ViệtPhi lý với phim truyền hình Việt NamPhim truyền hình Việt không hay: thoại dở, diễn viên cùnPhim truyền hình Việt: giá chót phải là 30 tập?Phim Việt thiếu chuẩn!Phim Việt: Coi chưa xong đã đoán trúng ý đạo diễnPhim Việt: lười kiếm đề tài và diễn viên ngộ nhậnÂm nhạc trong phim truyền hình Việt Nam thiếu ấn tượngNSND Thế Anh: "Đóng phim phải thật như ngoài đời""Cẩn thận không biến thành phim… Tây!"Diễn viên phim truyền hình: thiếu và yếuNhà biên kịch Nguyễn Quang Sáng: Đừng biết 1 viết 10Phim Việt sa vào bệnh giải thíchPhim Việt nói nhiều không diễn tả được bao nhiêuTôi muốn xem cảnh con nhổ tóc sâu cho mẹ trên phim ViệtTrung Quốc khủng hoảng phim truyền hìnhĐấu thầu sản xuất phim truyền hình: Hay dở khó lường

VŨ NGUYÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên