Phóng to |
12A và 4H - một bộ phim của đạo diễn Bùi Thạc Chuyên từng làm nhiều khán giả say đắm - ảnh: wn.com |
Thoại trong phim như người nước ngoài nói tiếng ViệtPhi lý với phim truyền hình Việt NamPhim truyền hình Việt không hay: thoại dở, diễn viên cùnPhim truyền hình Việt: giá chót phải là 30 tập?
* Biên kịch
Tôi có gửi một câu hỏi cho nhà biên kịch Thùy Linh trong buổi giao lưu trực tuyến về phim Việt, đại ý là các biên kịch trẻ, không có tên tuổi, không có mối quan hệ thì tác phẩm của họ khó có cơ hội được đụng đến. Rất nhiều ý kiến, bài viết về nghề biên kịch. Nào là “nghề hái ra tiền”, nào là “không đủ chuyên môn”… và gói lại là vì lợi ích nên rất đông người nhảy vào lĩnh vực này.
Tôi không thấy nhắc đến việc những người có thực tài, có đam mê mà không có cơ hội chứng tỏ. Càng không hề có bất kỳ thông tin, bài viết nào nêu ra yêu cầu chung, chuẩn cho biên kịch. Ít nhiều, khi đưa ra lý thuyết để trở thành biên kịch, thì những người muốn trở thành biên kịch sẽ tự nhìn lại tố chất của mình rồi mới quyết định có tham gia lĩnh vực này hay không.
Thêm nữa, để tạo cơ hội cho các nhà biên kịch trẻ, nên chăng nhà sản xuất, các đài truyền hình nên thông tin rộng rãi những yêu cầu “chuẩn”, cụ thể về nội dung, ý tứ, câu từ… của một kịch bản?
* Biên tập
Quá nhiều nhà biên tập phát ngôn “lạnh người” theo ý kiến cá nhân của mình. Nào là “phim làm để phục vụ các bà nội trợ, suốt ngày loay hoay ở nhà, vì vậy cần những cú va đập chan chát chuyện tình yêu tay ba, tay tư…”, “viết sâu vầy, tới tôi là biên tập còn chưa hiểu, khán giả hiểu sao hết, mà biết đạo diễn có hiểu để xử lý không?”…
Nghe những câu nói này, tôi, ngoài cúi đầu im lặng (vì mình là dân “gà mờ”, mới vô nghề và đang phụ thuộc vào họ) chẳng biết làm gì, và không thể ngăn cái suy nghĩ “khán giả càng ngày càng khó tính. Họ cần những thứ đời mà sâu, khắc khoải nhẹ nhàng chứ không phải những cú chọc léc, vì kiểu đó họ tìm được ở chồng, con họ…”.
Và rõ ràng, từ diễn đàn phim Việt do TTO tổ chức, chúng ta nhìn thấy rõ một vấn đề thiếu trầm trọng phim truyền hình có chiều sâu phục vụ khán giả khó tính, có tri thức và có nhu cầu mở rộng khả năng cảm thụ nghệ thuật của mình.
Rõ ràng các “bà nội trợ” ngày nay am hiểu về nghệ thuật nhiều hơn những biên tập “đình đám” nghĩ.
* Nhà sản xuất và chuyện quảng cáo
Thiết nghĩ, việc các nhà sản xuất kêu gọi tài trợ để tìm kinh phí, lợi nhuận cho phim nhằm duy trì hoạt động của công ty là chuyện nghiễm nhiên. Chúng ta không nên quá khắt khe với họ về vấn đề lồng quảng cáo trong phim. Chúng ta luôn đòi hỏi mà không từng hỏi lại chúng ta đã bỏ ra những gì? Nhấn remote, trề bĩu, bật sang kênh khác mà không dám nán lại đến một giây để xem thử ở khuôn hình đó có gì cần cổ súy?
Hàn Quốc làm phim truyền hình như một công nghệ quảng cáo. Tại sao họ làm hay được, làm đẹp được mà chúng ta không thể? Có phải do nhà sản xuất thiếu “chuẩn” ở các khuôn hình marketing - quảng cáo sản phẩm của nhà tài trợ trong phim? Cứ dồn ép mọi khuôn hình có thể để lấy tiền tài trợ? Giá mà chúng ta có những chuyên gia marketing nghệ thuật, cùng ngồi lại bàn bạc khuôn hình quảng cáo thì tốt biết mấy!
* Khán giả
Đây mới là lực lượng quyết định sự thành công - thất bại của một bộ phim, không phải ở biên kịch, biên tập, đạo diễn, diễn viên (đạo diễn và diễn viên là hai mảng tôi không dám nhắc đến, vì thật sự tôi không đủ kiến thức để phát biểu về hai mảng này) hay nhà sản xuất.
Tôi nghĩ những người làm nghệ thuật phần lớn đều tha thiết được cống hiến những tác phẩm hay, xuất sắc để phục vụ khán giả của họ, chẳng ai qua quýt làm gì để phải chịu những điều tiếng không hay.
Vấn đề ở chỗ chúng ta - những khán giả - khi ngồi trước màn hình TV, chúng ta chạy theo cảm giác, cảm xúc, cảm nhận và đòi hỏi của chúng ta - những thứ mà êkip làm phim khó theo kịp - và rồi sau đó là chê bai, dè bỉu, thể như chuyện đào bới cái xấu của người khác là niềm vui của chúng ta.
Có bao giờ chúng ta - những khán giả - ngồi xem một tập phim truyền hình, nói với nhau (hoặc tự nói với mình) rằng “ừ, khuôn hình này tiến bộ quá, hay quá!”?
Chê bai, đòi hỏi không phải là cách để mọi thứ tốt đẹp hơn, hãy công tâm đánh giá, nhìn nhận, có lẽ chúng ta sẽ cùng nhau vượt qua thời kỳ “quá độ” của phim Việt để có cơ hội thưởng thức những tác phẩm hay hơn, sâu sắc hơn!
Theo bạn, phim Việt hiện nay nên khắc phục ngay vấn đề nào dưới đây?
Đề tài xa lạ với cuộc sống Diễn xuất của diễn viên kém Lời thoại nhạt nhẽo, không chân thật Kịch bản không hấp dẫn, phim dài lê thê Quảng cáo chèn trong phim quá lộ liễu Ý kiến khác
|
Diễn đàn “Khán giả chê phim Việt, vì sao?” do TTO tổ chức với mong muốn nhận được những bài viết thẳng thắn mổ xẻ tình trạng hiện nay của cả điện ảnh lẫn truyền hình Việt Nam, qua đó đưa ra những gợi ý, giải pháp để nâng tầm chất lượng của phim Việt. Mời bạn đọc gởi bài viết với những gợi ý sau: - Bạn thấy kịch bản phim Việt hiện nay như thế nào? Độ hợp lý/ gần gũi/hấp dẫn? Như thế nào là những kịch bản điện ảnh lay động, hấp dẫn, gần gũi. - Thoại trong phim Việt có tự nhiên hay lên gân, hay nghe giả tạo? - Đạo diễn Việt Nam còn thiếu điều gì để có nhiều bộ phim xứng tầm, không lạc lõng giữa thị trường, không coi thường khán giả. - Chất lượng diễn viên hiện nay như thế nào: Diễn xuất của diễn viên / mức độ hóa thân vào nhân vật? - Âm nhạc cho phim - Vai trò của nhà phê bình, nhà sản xuất, nhà quản lý cũng như hội đồng duyệt phim… Bạn cũng có thể đề cập đến cái hay nên học hỏi của những bộ phim truyền hình/ điện ảnh hay của Việt Nam/ thế giới… Bài viết xin vui lòng gửi về tto@tuoitre.com.vn; tiêu đề ghi Diễn đàn phim Việt. Bài viết gõ bằng Unicode, không quá 1000 chữ. Dưới bài vui lòng ghi đầy đủ thông tin cá nhân để tòa soạn tiện liên hệ. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận