Phóng to |
Nhà văn - nhà biên kịch Nguyễn Quang Sáng - Ảnh: Trần Tiến Dũng |
* Thưa nhà văn - nhà biên kịch Nguyễn Quang Sáng, công việc viết kịch bản đã đến với ông như thế nào?
- Hồi ở miền Bắc năm 1963, đạo diễn Mai Lộc sau khi đọc quyển tiểu thuyết Đất Lửa của tôi, đã bảo văn tôi có tính điện ảnh, tức có nhiều hình ảnh. Lần đầu tiên tôi nghe một ông đạo diễn nói như thế và rồi ông động viên mình nên viết kịch bản phim.
Năm 1968 đi đánh Mậu Thân, tôi về viết được truyện ngắn Chị Nhung, sau đó ở Hà Nội điện vào chuyển thể truyện ngắn này thành phim. Nhưng tôi nào xem được phim mãi đến năm 1972, khi ra Bắc tôi mới được xem phim, thấy cũng được được và bắt đầu thấy thích.
* Được biết, ông đã bắt đầu viết kịch bản trong lúc không có ý niệm gì về kịch bản. Vậy ông đã bắt đầu công việc của một nhà biên kịch ra sao?
- Năm 1976, đạo diễn Mai Lộc có đề nghị tôi chuyển thể tiểu thuyết Mùa gió chướng thành phim thì lúc bây giờ mới thật sự là tôi viết kịch bản. Tôi bắt đầu bằng việc đi xem nhiều phim, nhưng phải là phim hay, lúc đó phim của Liên Xô là nhiều, một nền điện ảnh lớn của thế giới lúc bấy giờ.
Khi xem phim tôi đặt ra nhiều câu hỏi: “Tại sao chỗ này mình cảm động? Tại sao chỗ này mình thích? Tại sao mình thấy đoạn đó hay?”. Vậy thôi, chỉ cần trả lời được những câu hỏi tại sao đó thì mình rút được kinh nghiệm.
Tôi đã xem phim rồi tự hỏi, tự trả lời, và tự học chứ không hỏi ý kiến của ai. Cộng thêm kinh nghiệm thực tế mấy tháng trời đi theo đoàn làm phim Mùa gió chướng thì tôi đã biết được thêm viết kịch bản phải như thế nào, mà trước nhất phải viết làm sao có hình ảnh, quan trọng nhất là phải có hình ảnh.
* Thưa ông, có phải viết văn được cũng đồng nghĩa sẽ viết được kịch bản?
- Không! Hai loại hình này khác nhau. Nhưng viết văn được thì có khả năng viết kịch bản phim được, còn người chuyên viết kịch bản phim nhiều thì chưa chắc viết văn được. Bởi vì, kịch bản viết phải có hình ảnh, trong khi đó viết văn thì phải có văn chương.
* Kịch bản đóng vai trò trong thành công của một bộ phim như thế nào?
- Bao nhiêu phần trăm thì cũng khó phân tỉ lệ cụ thể, nhưng biết rằng kịch bản hay mà gặp đạo diễn dở thì phim không hay. Nhưng cái gốc vẫn là kịch bản, có kịch bản rồi đạo diễn mới làm việc được để có phim.
* Phim Việt gần đây không có nhiều kịch bản làm hài lòng khán giả, theo ông vì sao?
- Bây giờ vốn sống của người viết kịch bản trẻ còn chưa đủ nhiều, cho nên khủng hoảng kịch bản, không chọn ra kịch bản hay, vì vậy người ta dễ chán. Như tôi thì tôi viết nhiều về chiến tranh vì vốn sống của mình có đầy đủ. Kịch bản phim truyện bây giờ nặng về cách thức giải trí nhiều, mà giải trí không hề đơn giản đâu, giải trí cũng là một nghệ thuật. Có người nói viết giải trí dễ thì không đúng chút nào, bởi nếu dễ thì nó đã hay rồi.
* Ông nghĩ sao về việc thiếu kịch bản hay phải mua lại nhiều kịch bản của nước ngoài?
- Nếu nói là tôi không đồng ý thì không được, nhưng tôi không mặn mà với chuyện này. Mình thiếu gì đề tài để viết, tại vì mình thiếu người viết thôi, cho nên phải đi mua để phỏng theo đề tài bên ngoài.
* Vậy tiêu chuẩn của một người viết kịch bản như thế nào, thưa ông?
- Phải có sự hiểu biết về điện ảnh, hiểu biết ở đây không phải là đi học, mà tự học, tự suy nghĩ. Phải có tư duy tốt về hình ảnh nhưng nói chung phải năng khiếu. Chỉ nên viết những gì mình biết thôi, chứ không nên chạy theo lợi nhuận, chạy theo tên tuổi, chạy theo tiền bạc.
Bởi những điều này không phải là yếu tố, là nguyên nhân cho sự thành công. Cái thành công là vốn sống của mình đến đâu. Mình biết 10 thì nên viết 1 thôi. Còn bây giờ người ta biết có 1 mà viết đến 10 thì thành ra loãng ngay, nhạt nhẽo. Phải tinh tường và sâu sắc về vấn đề mình viết.
Mà phải “nuôi” nó lâu, “nuôi” trong lòng mình đó cho đến khi “chín muồi”, đến một ngày nào đó cảm hứng rồi thì mình mới viết. Không nên viết “non”, cũng giống như trái cây vậy, chín thì ăn mới ngon chứ còn non thì không. Còn đến lúc “chín” rồi mà anh không “hái” thì nó cũng tự nhiên “rụng”.
* Nhưng hiện nhu cầu về kịch bản quá lớn để có thời gian đủ lâu “nuôi” ý tưởng đến lúc “chín muồi”?
- Mình đừng chạy theo nhu cầu của họ. Khi nào mình thấy hứng thú thì mình mới viết. Trong nghề này không thể gượng ép mà phải có hứng, cảm xúc phải mạnh. Bởi khi cảm xúc chưa mạnh, anh cố gắng “gò” thì có ra gì đâu, chữ nghĩa và hình ảnh đều vô hồn.
* Vậy chúng ta làm gì để có được một đội ngũ những nhà biên kịch giỏi, mạnh, xứng tầm?
- Cái này phải là cả một chủ trương của Hội điện ảnh, phải có phương hướng bồi dưỡng, đạo tạo. Đáng lẽ sinh hoạt của những người viết kịch bản phải nhiều hơn. Đáng ra phải trao đổi để rút ra kinh nghiệm nhiều hơn, nhưng sao thấy sinh hoạt này ít quá, mạnh ai nấy làm. Họ cũng có thể có những nhóm nhỏ trao đổi với nhau, nhưng nó không thành một tổ chức.
Từ năm 1966, tôi đi chiến trường ở Đồng Tháp Mười, lúc mùa nước nổi, chứng kiến cảnh đánh nhau trên Đồng Tháp, cảnh trực thăng bắn thì người lớn lặn xuống nước được chứ con nít đâu lặn được, thành thử phải có bao ni-lông bỏ đứa con nít vào trong đó, người lớn lặn rồi ôm đứa con nít lặng theo. Tôi chứng kiến cảnh đó rồi nghĩ cảnh này mà vào phim sẽ rất “ăn”. Từ hình ảnh đó cho thấy một cuộc chiến tranh khốc liệt mà không ở đâu có, mà chỉ cần tả điều đó thôi đã thấy sự khốc liệt của chiến tranh rồi, không cần phải có máy bay hay xe tăng gì nhiều hết. Tôi đã “nuôi” chi tiết đó từ năm 1966 cho đến năm 1978, tôi mới bắt đầu viết, mà kỉ niệm cũng rất khó quên: Khuya 18-12-1978, tôi đưa bà xã vào bệnh viện sinh con, trở về nhà tôi ngồi viết, viết đúng một tuần xong kịch bản Cánh đồng hoang, tôi vào đón bà xã và thằng con về, thằng con đó bây giờ là Nguyễn Quang Dũng. |
Theo bạn, phim Việt hiện nay nên khắc phục ngay vấn đề nào dưới đây?
Đề tài xa lạ với cuộc sống Diễn xuất của diễn viên kém Lời thoại nhạt nhẽo, không chân thật Kịch bản không hấp dẫn, phim dài lê thê Quảng cáo chèn trong phim quá lộ liễu Ý kiến khác
|
Diễn đàn “Khán giả chê phim Việt, vì sao?” do TTO tổ chức với mong muốn nhận được những bài viết thẳng thắn mổ xẻ tình trạng hiện nay của cả điện ảnh lẫn truyền hình Việt Nam, qua đó đưa ra những gợi ý, giải pháp để nâng tầm chất lượng của phim Việt. Mời bạn đọc gởi bài viết với những gợi ý sau: - Bạn thấy kịch bản phim Việt hiện nay như thế nào? Độ hợp lý/ gần gũi/hấp dẫn? Như thế nào là những kịch bản điện ảnh lay động, hấp dẫn, gần gũi. - Thoại trong phim Việt có tự nhiên hay lên gân, hay nghe giả tạo? - Đạo diễn Việt Nam còn thiếu điều gì để có nhiều bộ phim xứng tầm, không lạc lõng giữa thị trường, không coi thường khán giả. - Chất lượng diễn viên hiện nay như thế nào: diễn xuất của diễn viên / mức độ hóa thân vào nhân vật? - Âm nhạc cho phim - Vai trò của nhà phê bình, nhà sản xuất, nhà quản lý cũng như hội đồng duyệt phim… Bạn cũng có thể đề cập cái hay nên học hỏi của những bộ phim truyền hình/ điện ảnh hay của Việt Nam/ thế giới… Bài viết xin vui lòng gửi về tto@tuoitre.com.vn; tiêu đề ghi Diễn đàn phim Việt. Bài viết gõ bằng Unicode, không quá 1.000 chữ. Dưới bài vui lòng ghi đầy đủ thông tin cá nhân để tòa soạn tiện liên hệ. Mời xem thêm: Thoại trong phim như người nước ngoài nói tiếng ViệtPhi lý với phim truyền hình Việt NamPhim truyền hình Việt không hay: thoại dở, diễn viên cùnPhim truyền hình Việt: giá chót phải là 30 tập?Phim Việt thiếu chuẩn!Phim Việt: Coi chưa xong đã đoán trúng ý đạo diễnPhim Việt: lười kiếm đề tài và diễn viên ngộ nhậnÂm nhạc trong phim truyền hình Việt Nam thiếu ấn tượngNSND Thế Anh: "Đóng phim phải thật như ngoài đời""Cẩn thận không biến thành phim… Tây!"Diễn viên phim truyền hình: thiếu và yếu |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận