01/11/2023 17:07 GMT+7

Nhiều dự án lớn, đầu tiên của Việt Nam tại Bà Rịa - Vũng Tàu đi vào hoạt động

Trong những ngày cuối tháng 10, đầu tháng 11-2023, nhiều dự án lớn, đầu tiên của Việt Nam đi vào hoạt động tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là các dự án có sức lan tỏa mạnh cho nền kinh tế.

Một góc tổ hợp hóa dầu đầu tiên của Việt Nam tại Bà Rịa - Vũng Tàu - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Một góc tổ hợp hóa dầu đầu tiên của Việt Nam tại Bà Rịa - Vũng Tàu - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Việc các dự án có mức đầu tư lớn và đầu tiên ở Việt Nam chắc chắn sẽ mang lại sự tăng trưởng mạnh mẽ, lâu dài cho tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung.

Tổ hợp hóa dầu đầu tiên

Trước đó, tháng 2-2018, Tổ hợp hóa dầu Long Sơn do Tập đoàn SCG (Thái Lan) đầu tư được khởi công xây dựng. Tháng 11-2023, tổ hợp hóa dầu này đã hoàn thành và vận hành chạy thử toàn bộ. Dự kiến đầu năm 2024 dự án sẽ vận hành thương mại.

Sản phẩm hạt nhựa của tổ hợp hóa dầu đầu tiên tại Việt Nam khi chạy thử một phần - Ảnh: Đ.H

Sản phẩm hạt nhựa của tổ hợp hóa dầu đầu tiên tại Việt Nam khi chạy thử một phần - Ảnh: Đ.H

Sản phẩm của tổ hợp hóa dầu Long Sơn là olefins và các loại hạt nhựa (polyolefin) với công suất từ 1,35 triệu tấn đến 1,4 triệu tấn/năm cho mỗi loại. Trong đó hạt nhựa chính là nguyên liệu đầu vào để sản xuất các sản phẩm nhựa dùng trong đời sống hàng ngày như: chai, lọ, ống nước, lưới, màng lọc...

Ông Kulachet Dharachandra - tổng giám đốc Công ty TNHH hóa dầu Long Sơn (thuộc Tập đoàn SCG) cho biết từ khi khởi công xây dựng dự án đến 2023, đã nộp 140 triệu USD tiền thuế cho ngân sách tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Đặc biệt từ 2024 khi vận hành thương mại dự án sẽ có doanh thu khoảng 1,5 tỉ USD và mỗi năm dự án sẽ đóng 150 triệu USD tiền thuế GTGT.

Kỹ sư Việt Nam và Thái Lan làm việc trong tổ hợp hóa dầu Long Sơn - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Kỹ sư Việt Nam và Thái Lan làm việc trong tổ hợp hóa dầu Long Sơn - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Theo chủ đầu tư tính đến nay dự án trên đã giải ngân hết số vốn đăng ký đầu tư - tức 5,1 tỉ USD. Trong đó chi tiêu tại Bà Rịa - Vũng Tàu là 1,5 tỉ USD còn lại chi cho các nhà thầu chính của dự án.

Đáng chú ý, quá trình triển khai tổ hợp có thời điểm dự án huy động 18.000 lao động tại công trường. Đến nay khi dự án đã hoàn thành trong tổ hợp này có gần khoảng 700 kỹ sư, công nhân người Việt Nam.

Ngoài ra sẽ thu hút hàng trăm lao động khác khi các công ty Việt Nam cung cấp các dịch vụ cho tổ hợp hóa dầu này.

Các chuyên gia khẳng định việc tổ hợp hóa dầu Long Sơn vận hành chính thức sẽ mang lại nhiều hiệu ứng tốt cho nền kinh tế.

Bởi sẽ hình thành các chuỗi cung cấp hàng hóa và sản xuất và hệ sinh thái xung quanh tổ hợp này.

Hệ thống kho cảng LPG và LNG đầu tiên của Việt Nam tại Bà Rịa - Vũng Tàu - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Hệ thống kho cảng LPG và LNG đầu tiên của Việt Nam tại Bà Rịa - Vũng Tàu - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Kho cảng khí thiên nhiên LNG đầu tiên

Cuối tháng 10 -2023, kho cảng khí thiên nhiên LNG với tổng mức đầu tư 6.500 tỉ đồng khánh thành. Đến thời điểm này đây là kho cảng LNG tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu này là kho cảng chứa LNG nhập khẩu đầu tiên tại Việt Nam.

PV Gas (chủ đầu tư) là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất được Bộ Công thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LNG.

Trước đó vào tháng 7-2023, PV Gas đã nhập về 70.000 tấn LNG có trị giá khoảng 830 tỉ đồng. Đây cũng là những tấn khí thiên nhiên đầu tiên được nhập khẩu về Việt Nam.

Tàu chở những tấn LNG đầu tiên nhập khẩu về Việt Nam tại Bà Rịa - Vũng Tàu - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Tàu chở những tấn LNG đầu tiên nhập khẩu về Việt Nam tại Bà Rịa - Vũng Tàu - Ảnh: ĐÔNG HÀ

PV Gas cho biết LNG rất quan trọng cho mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Bởi trong bối cảnh nguồn cung khí trong nước đang suy giảm mà nhu cầu sử dụng khí cho phát điện ngày càng tăng thì việc triển khai điện khí LNG sẽ đáp ứng được nhu cầu trên.

Ngoài ra, trong định hướng đến 2050 Việt Nam không còn dùng than để phát điện. Chưa hết, điện khí không bị ảnh hưởng bởi thời tiết như thủy điện, điện gió, điện mặt trời. "Việc đưa LNG vào sử dụng góp phần hoàn thành cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc đưa phát thải khí nhà kính bằng 0 (Net Zero) tại COP26", lãnh đạo PV Gas cho biết.

Bồn khí LNG với sức chứa 180.000 m3 ở kho cảng LNG đầu tiên tại Việt Nam - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Bồn khí LNG với sức chứa 180.000 m3 ở kho cảng LNG đầu tiên tại Việt Nam - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Ông Nguyễn Văn Thọ - chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết chính quyền luôn tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án lớn, có sức lan tỏa mạnh, nhất là các dự án xanh, sạch, bảo vệ môi trường. Đồng thời, tỉnh luôn cùng các doanh nghiệp tháo gỡ những vướng mắc phát sinh ngay lập tức.

Ông Nguyễn Văn Thọ dự lễ khánh thành kho cảng LNG đầu tiên của Việt Nam - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Ông Nguyễn Văn Thọ dự lễ khánh thành kho cảng LNG đầu tiên của Việt Nam - Ảnh: ĐÔNG HÀ

"Chúng tôi luôn cam kết sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp, các chủ đầu tư triển khai dự án của mình một cách nhanh chóng, thuận lợi nhất. Và sẽ tiếp tục cải cách thủ tục, làm tốt hơn nữa để Bà Rịa - Vũng Tàu xứng đáng là vùng đất thu hút các dự án lớn, có sức hút mạnh mẽ với sự phát triển của tỉnh và của vùng Đông Nam Bộ", chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khẳng định.

Cảng cạn đầu tiên của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Ngày 28-10, cảng cạn đầu tiên của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu chính thức đi vào hoạt động tại KCN chuyên sâu Phú Mỹ 3.

Cảng cạn Phú Mỹ do Công ty cổ phần Thanh Bình Phú Mỹ đầu tư với số tiền gần 3.000 tỉ đồng, rộng gần 38 ha. Cảng cạn này có các phân khu chính như: khu bến thủy nội địa, kho hàng, bãi container. Đây là cảng cạn thứ ba tại khu vực phía Nam.

Một góc cảng cạn đầu tiên của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Một góc cảng cạn đầu tiên của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - Ảnh: ĐÔNG HÀ

Bà Nguyễn Thị Thảo Nhi - chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc Công ty cổ phần Thanh Bình Phú Mỹ cho biết cảng cạn Phú Mỹ là mảnh ghép để hoàn thiện hạ tầng "mềm" cho KCN chuyên sâu Phú Mỹ 3. Quan trọng nhất là để đáp ứng nhu cầu phát triển của DN và để tối ưu hóa chi phí cho doanh nghiệp.

Ông Nguyễn Công Vinh - phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết cảng cạn Phú Mỹ đóng góp quan trọng cho sự phát triển cảng biển container Cái Mép - Thị Vải. Đồng thời cũng là yếu tố then chốt để hoàn thiện dịch vụ hậu cần cảng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

‘Hiến kế’ tìm nguồn hàng cho cảng Cái Mép - Thị Vải‘Hiến kế’ tìm nguồn hàng cho cảng Cái Mép - Thị Vải

Ngày 20-5, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức tọa đàm tìm nguồn hàng thông quan qua cảng Cái Mép - Thị Vải. Các chủ cảng, doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà nghiên cứu đã góp nhiều ý kiến sát thực cho tỉnh này.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên