21/05/2024 11:01 GMT+7

Nga, Liên Hiệp Quốc tranh cãi tính hợp pháp của Tổng thống Zelensky sau ngày 20-5

20-5 là ngày chính thức kết thúc nhiệm kỳ của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Tính hợp pháp của Tổng thống Zelensky trở thành chủ đề tranh cãi gay gắt giữa Nga và phương Tây.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tươi cười trò chuyện với các binh sĩ ở mặt trận Mariupol, khi ông có dịp ghé thăm tiền tuyến hồi đầu tháng 4 - Ảnh: AFP

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tươi cười trò chuyện với các binh sĩ ở mặt trận Mariupol, khi ông có dịp ghé thăm tiền tuyến hồi đầu tháng 4 - Ảnh: AFP

5 năm trước, tức ngày 20-5-2019, diễn viên hài Volodymyr Zelensky chính thức tuyên thệ nhậm chức tổng thống Ukraine một cách rất bình dị, vui nhộn và thân thiện với đám đông ủng hộ.

Ông Zelensky khi đó 41 tuổi và chưa từng có kinh nghiệm trên chiến trường, đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Ukraine, khi nhận số phiếu bầu bỏ xa Tổng thống đương nhiệm Petro Poroschenko với tỉ lệ áp đảo 73,2% và 25,3%.

Ngày 20-5 năm nay, người dân Ukraine đã không thể đi bầu cử tổng thống trong nhiệm kỳ 5 năm tới do tình hình chiến sự. Tuy nhiên, việc Tổng thống Zelensky kéo dài nhiệm kỳ không qua bầu cử đã trở thành chủ đề gây tranh cãi giữa Nga và phương Tây.

Nga nói không, Liên Hiệp Quốc nói có

Theo Hãng thông tấn RIA (Nga), các quan chức Nga xem nhiệm kỳ 5 năm của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã kết thúc và không công nhận Tổng thống Zelensky là tổng thống hợp pháp của Ukraine kể từ ngày 20-5.

“Chúng tôi sẽ có điều hướng phù hợp, cũng như tiếp tục phân tích tình hình để đưa ra tuyên bố thích hợp về quan điểm của mình”, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov trả lời báo giới khi được hỏi về việc công nhận tính hợp pháp của Tổng thống Zelensky sau ngày 20-5.

Để chứng minh ông Zelensky không còn là tổng thống hợp pháp của Ukraine, giới chức Nga đã dẫn lời cựu thủ tướng Ukraine Mykola Azarov nói rằng Hiến pháp Ukraine không quy định việc kéo dài nhiệm kỳ tổng thống.

Bà Marina Silkina, nhà khoa học chính trị và chuyên gia về luật quốc tế người Nga, nhận định vị trí của ông Zelensky đang trở nên cực kỳ bất ổn vì nhà lãnh đạo Ukraine không xác nhận tư cách tổng thống của mình tại Tòa án Hiến pháp Ukraine sau ngày 20-5, tức sau khi nhiệm kỳ trước kết thúc.

Bà Silkina cho rằng vị thế của Tổng thống Zelensky dần bấp bênh hơn bởi cộng đồng quốc tế có thể từ chối ký thỏa thuận với Kiev, vì họ có thể e ngại tính hợp pháp của Tổng thống Zelensky.

Trước đó, thay vì tổ chức bầu cử vào ngày 31-3, phía Ukraine và Tổng thống Zelensky tuyên bố họ sẽ không tổ chức bầu cử vì đất nước đang trong tình trạng chiến sự đầy cam go và vì tình trạng thiết quân luật.

Tổng thống Zelensky khi đó tuyên bố việc tổ chức bầu cử tổng thống trong thời điểm chiến sự căng thẳng là không cần thiết và tuyên bố này được giới chức cũng như người dân Ukraine đồng tình.

Cùng ngày 20-5, người phát ngôn của tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Stephane Dujarric cho biết tổ chức này vẫn tiếp tục công nhận ông Zelensky là tổng thống hợp pháp của Ukraine.

"Đối với chúng tôi, Tổng thống Zelensky vẫn là người đứng đầu Ukraine và là người mà tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres sẽ liên lạc mỗi khi ông ấy cần liên lạc với một nhà lãnh đạo của Ukraine”, ông Dujarric nói với các phóng viên trong cuộc họp báo hôm 20-5.

Vẫn được người dân Ukraine ủng hộ

Theo Đài BBC, sự ủng hộ to lớn của người dân Ukraine cũng là một phần giúp ông Zelensky tiếp tục ngồi ghế tổng thống dù đã hết nhiệm kỳ. Hiện khoảng 65% người dân vẫn tin tưởng nhà lãnh đạo Ukraine sẽ tiếp tục dẫn dắt người dân vượt qua giai đoạn đầy khó khăn này.

“Đối với người Ukraine hiện nay, ưu tiên hàng đầu là giành chiến thắng trong chiến sự, rồi sau đó mới đến việc tổ chức bầu cử tổng thống nhiệm kỳ mới” - ông Anton Hrushetskyi, người đứng đầu Viện Khoa học xã hội quốc tế ở thủ đô Kiev (Ukraine), giải thích.

“Vì vậy, người dân Ukraine không đặt nặng về tính hợp pháp của Tổng thống Zelensky”, nhà nghiên cứu này nói thêm.

Ngoài ra, giới quan sát Ukraine giải thích hiện Nga đang kiểm soát khoảng 1/5 lãnh thổ Ukraine, và ít nhất 7 triệu người Ukraine đang sơ tán ở nước ngoài là những rào cản khác khiến việc tổ chức bầu cử trong bối cảnh chiến tranh càng trở nên phi thực tế.

Hơn nữa, hàng trăm nghìn binh sĩ đang tham chiến ở tiền tuyến khiến việc bỏ phiếu bầu tổng thống càng khó khăn hơn.

“Tổng thống Zelensky sẽ là người lãnh đạo cuộc xung đột này bằng cách này hay cách khác, dù có người thích hoặc không, có người muốn hoặc không. Đó là số phận của ông ấy”, cựu bộ trưởng Bộ Tài chính Ukraine Oleksandr Danyluk nói.

Vài tháng trước, cộng đồng quốc tế từng xem ông Valery Zaluzhny, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Ukraine là đối thủ tiềm năng của ông Zelensky nếu tranh cử tổng thống nhiệm kỳ mới.

Tuy nhiên, ông Zaluzhny đã bị sa thải và sau đó được bổ nhiệm làm đại sứ nước này tại Anh.

Tổng thống Ukraine nói phương Tây sợ Nga thuaTổng thống Ukraine nói phương Tây sợ Nga thua

Trước việc Nga đang có những bước tiến, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thừa nhận vấn đề về nhân sự và nhuệ khí, đồng thời nhấn mạnh chỉ mới sở hữu 25% năng lực phòng không Kiev đang cần.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên