20/10/2021 11:09 GMT+7

Đề nghị Chính phủ nghiên cứu đề xuất phát hành trái phiếu, tăng tỉ lệ nợ công phù hợp

NGỌC HIỂN
NGỌC HIỂN

TTO - Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Ủy ban Kinh tế Quốc hội đề nghị Chính phủ nghiên cứu, đề xuất phát hành trái phiếu Chính phủ, tăng tỉ lệ nợ công phù hợp nhưng phải bảo đảm hiệu quả, bền vững, bội chi không quá 4% GDP.

Đề nghị Chính phủ nghiên cứu đề xuất phát hành trái phiếu, tăng tỉ lệ nợ công phù hợp - Ảnh 1.

Nhiều hàng quán, doanh nghiệp ở TP.HCM chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, giãn cách kéo dài - Ảnh: NGỌC HIỂN

Sáng 20-10, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã trình bày báo cáo thẩm tra đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021, dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 của Chính phủ.

Ông Vũ Hồng Thanh điểm lại những điểm sáng của nền kinh tế trong bối cảnh dịch bệnh ảnh hưởng nặng nề. Cụ thể, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp, CPI bình quân 9 tháng tăng 1,82%, cả năm ước tăng dưới 4%, đạt mục tiêu đề ra. Thu ngân sách ước vượt dự toán, bội chi ngân sách trong phạm vi dự toán (4% GDP), xuất nhập khẩu hàng hóa 9 tháng đầu năm tăng cao (24,4%)...

Tuy nhiên, Ủy ban Kinh tế Quốc hội đề nghị Chính phủ đánh giá kỹ hơn 8 nhóm vấn đề. Trong đó, chiến lược ứng phó dịch bệnh gắn với hỗ trợ, thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế ở cấp độ quốc gia và địa phương còn hạn chế, chưa chuẩn bị đầy đủ năng lực cho kịch bản dịch bùng phát nhanh, quy mô lớn. 

Theo Ủy ban Kinh tế Quốc hội, công tác phòng, chống dịch vẫn còn tình trạng lơ là, chủ quan, sợ chịu trách nhiệm ở một số nơi, việc áp dụng các biện pháp cách ly, phong tỏa, hạn chế di chuyển, công tác phối hợp tại một số địa phương còn lúng túng, cứng nhắc, thiếu tính đồng bộ, chưa được điều chỉnh kịp thời. 

Đồng thời, Ủy ban Kinh tế Quốc hội đánh giá cán cân thương mại 9 tháng ước nhập siêu 2,13 tỉ USD, tỉ trọng xuất khẩu khu vực kinh tế trong nước còn thấp. Thu ngân sách trung ương dự kiến hụt thu khá lớn (28.000-29.000 tỉ đồng), thu ngân sách địa phương dự kiến vượt thu, đề nghị Chính phủ báo cáo bổ sung, làm rõ nguyên nhân các khoản thu vượt dự toán, nhất là khoản tăng thu từ đất.

Về dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho rằng bên cạnh đặt mục tiêu cao để phấn đấu cần cân nhắc tính khả thi khi thực hiện (chỉ tiêu GDP tăng 6-6,5%).

Đồng thời, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ tập trung vào 8 nhóm vấn đề trọng tâm, trọng điểm. 

Đối với nhóm vấn đề kinh tế vĩ mô, ông Vũ Hồng Thanh cho rằng Chính phủ kiên trì mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì ổn định thị trường tài chính, tiền tệ, phối hợp chặt chẽ, cân bằng giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa. Đồng thời, tiếp tục thực hiện tiết kiệm, hiệu quả, giữ nghiêm kỷ luật tài chính. 

"Cắt giảm tối đa kinh phí cho những nhiệm vụ không thực sự cấp bách để tập trung nguồn lực cho phòng, chống dịch. Nghiên cứu, đề xuất phát hành trái phiếu Chính phủ, tăng tỉ lệ nợ công phù hợp nhưng phải bảo đảm hiệu quả, bền vững, bội chi không quá 4% GDP", ông Thanh nói.

Đối với thị trường lao động, Ủy ban Kinh tế Quốc hội đề nghị xây dựng phương án, giải pháp ứng phó với hệ lụy từ làn sóng người lao động di chuyển khỏi các tỉnh, thành phố lớn, khắc phục đứt gãy nguồn cung lao động, thu hút lực lượng lao động quay trở lại nơi làm việc.

Quốc hội rút ngắn thời gian họp để tạo điều kiện cho Chính phủ, địa phương chống dịch Quốc hội rút ngắn thời gian họp để tạo điều kiện cho Chính phủ, địa phương chống dịch

TTO - Sáng 18-10, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với Văn phòng Quốc hội và các cơ quan liên quan về việc chuẩn bị các điều kiện tổ chức kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, dự kiến khai mạc ngày 20-10.

NGỌC HIỂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên