27/10/2024 13:04 GMT+7

Ấm áp tình người trong quán trọ Sài Gòn Bao Dung

Ở độ tuổi 'cổ lai hy' những cụ ông, cụ bà tuổi 60 - 80 không nơi nương tựa sống đùm bọc lẫn nhau trong quán trọ 'Sài Gòn Bao Dung' như một ngôi nhà chung của người già neo đơn.

Ấm áp tình người trong quán trọ 'Sài Gòn Bao Dung' - Ảnh 1.

Niềm vui của các ông bà là những câu chuyện đời rôm rả buổi xế chiều

Anh Nguyễn Đắc Quý, trưởng nhóm thiện nguyện cộng đồng - Doanh nghiệp xã hội Trăng Khuyết, cho biết quán trọ "Sài Gòn Bao Dung" tại quận Tân Bình, TP.HCM đang hỗ trợ 22 cụ không nơi nương tựa. Ngoài việc đóng góp của cộng đồng thì chính ông bà cũng tham gia các hoạt động thiện nguyện của quán trọ.

Ban ngày mỗi người một việc, vất vả mưu sinh, tối về những cụ ông, cụ bà cùng chia sẻ, kể nhau nghe những câu chuyện đời.

Ấm áp tình người trong quán trọ 'Sài Gòn Bao Dung' - Ảnh 2.

Tác giả BÉ HIẾU - TRÍ ĐỨC

Ngôi nhà chung không chỉ là nơi ngủ, nghỉ mà ở đây họ sinh hoạt như một gia đình, đùm bọc thương yêu lẫn nhau, lúc đau ốm, bệnh tật... chăm sóc chia sẻ như anh em một nhà.

Tùy theo điều kiện sức khỏe mỗi người các cụ chọn cho mình một công việc phù hợp đóng góp công sức, chăm chút chiếc xe đạp nhỏ cho trẻ em thuê, bán quà lưu niệm, chạy xe ôm, bán trái cây, vé số, sửa xe... để kiếm thêm thu nhập chi tiêu cá nhân.

Ông Đặng Văn Thông (63 tuổi), thường bắt đầu ngày mới từ 5h sáng với xấp vé số trên tay, nói: "Một ngày tôi chỉ lấy 100 vé, hôm nào được bà con ủng hộ nhiều thì tôi về sớm. Bữa nào ế khách tôi bán tới 1h-2h chiều. Dù vừa qua cơn tai biến, khó khăn trong đi lại nhưng rất vui khi thấy mình vẫn còn có ích".

Bà Bùi Thị Khánh (68 tuổi) tâm sự: "Trước đây tôi bán vé số, lang thang khắp nơi, tối về ngủ nhờ tại trạm xăng. Đến khi về chung sống trong ngôi nhà chung "Sài Gòn Bao Dung" chúng tôi coi nhau như anh em một nhà".

Ấm áp tình người trong quán trọ 'Sài Gòn Bao Dung' - Ảnh 3.

Ở ngôi nhà bao dung, các ông bà luôn giúp nhau trong mọi công việc

Ấm áp tình người trong quán trọ 'Sài Gòn Bao Dung' - Ảnh 4.

Mỗi khi có khách đến thăm nhà, các cụ ông cụ bà thường tranh thủ giới thiệu, bán những đồ lưu niệm

Ấm áp tình người trong quán trọ 'Sài Gòn Bao Dung' - Ảnh 5.

Ông Đặng Văn Thông (63 tuổi) bị liệt một bên do tai biến, hằng ngày vẫn đi dọc các con đường gần ngôi nhà chung để kiếm thêm thu nhập

Ấm áp tình người trong quán trọ 'Sài Gòn Bao Dung' - Ảnh 6.

Ông bà thay nhau quét dọn nhà cửa, bán trái cây và cho thuê xe máy ngộ nghĩnh Sài Gòn Bao Dung để kiếm thêm thu nhập, cải thiện đời sống

Ấm áp tình người trong quán trọ 'Sài Gòn Bao Dung' - Ảnh 7.

“Bơm bánh xe kiếm thêm chút tiền phụ quán trọ. Tranh thủ sửa chữa, bơm bánh xe cho những chú nhóc thì miễn phí” - ông Lượm sửa xe kể

Ấm áp tình người trong quán trọ 'Sài Gòn Bao Dung' - Ảnh 8.

Họa sĩ Dậu thời trẻ vẽ trang trí cho các trường học trổ tài mừng Ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10

Ấm áp tình người trong quán trọ 'Sài Gòn Bao Dung' - Ảnh 9.

Các cụ bà nấu ăn cho cả nhà

Ấm áp tình người trong quán trọ 'Sài Gòn Bao Dung' - Ảnh 10.

Những bữa cơm ấm cúng trong quán trọ “Sài Gòn Bao Dung”

Ấm áp tình người trong quán trọ 'Sài Gòn Bao Dung' - Ảnh 11.Đêm Sài Gòn nghe thấy lại tiếng hàng rong

TTO - Tiếng rao thân quen của gánh hàng rong lại vọng lên giữa đêm Sài Gòn. Mới có cũ có, kẻ mất người còn, họ chạy vạy kiếm miếng ăn giữa những đêm phố thị khi đại dịch đã tạm lắng.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên