16/10/2024 13:36 GMT+7

Vốn đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam kể cả mua tàu là 72,8 tỉ USD

Vốn đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam cần được rà soát, tính đúng, tính đủ chi phí mua bổ sung các đoàn tàu trong giai đoạn 2036 - 2045, theo đó tổng vốn đầu tư dự án sẽ tăng lên hơn 72,8 tỉ USD.

Vốn đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có thể tăng trên 72,8 tỉ USD - Ảnh 1.

Hội đồng thẩm định nhà nước đề nghị Bộ Giao thông vận tải rà soát, tính đúng, tính đủ tổng vốn đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam - Ảnh: AI

Trong thông báo kết luận phiên họp Hội đồng thẩm định nhà nước về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vừa gửi tới Bộ Giao thông vận tải, hội đồng đề nghị bộ rà soát tổng vốn đầu tư dự án trên nguyên tắc tính đúng, tính đủ và phù hợp với quy định pháp luật.

Trước đó, trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, Bộ Giao thông vận tải tính toán sơ bộ tổng mức đầu tư dự án khoảng 67,34 tỉ USD, chưa bao gồm 5,53 tỉ USD mua bổ sung các đoàn tàu trong giai đoạn 2036 - 2045.

Theo Bộ Giao thông vận tải, quy mô đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có tổng chiều dài toàn tuyến khoảng 1.541km, đường đôi, khổ 1.435mm, trong đó: công trình cầu dài 938km, công trình hầm dài 154km, chạy trên mặt đất 449km.

Có 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa, 5 depot tàu khách được xây dựng trên tuyến.

Trong phạm vi dự án sẽ mua 85 đoàn tàu khách EMU (8 toa tàu/đoàn) và 30 đầu kéo tàu hàng, 1.250 toa hàng.

Con số sơ bộ, tổng vốn đầu tư dự án khoảng 1,71 triệu tỉ đồng (tương đương 67,34 tỉ USD).

Hội đồng thẩm định nhà nước cũng đề nghị Bộ Giao thông vận tải bổ sung, làm rõ chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư, chi phí xây dựng, thiết bị, quản lý dự án, tư vấn, chi phí khác cho phù hợp.

Đơn vị tư vấn thẩm tra dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam cho rằng chi phí thiết bị điện, thông tin, tín hiệu của dự án đang được tính toán cao so với các dự án đường sắt tốc độ cao cùng quy mô đã triển khai ở các nước từ 15-20%.

Bên cạnh đó, Hội đồng thẩm định nhà nước cũng cho rằng sơ bộ tổng vốn đầu tư 67,34 tỉ USD mà Bộ Giao thông vận tải tính toán chưa bao gồm 4,8 tỉ USD đầu tư nâng cấp tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện hữu.

Về khả năng cân đối vốn làm dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, theo tính toán của Bộ Giao thông vận tải, trong giai đoạn 2024-2025 vốn đầu tư dự án khoảng 415,6 triệu USD (tương đương 10.570 tỉ đồng).

Giai đoạn 2026-2030 khoảng 30,8 tỉ USD (tương đương 783.740 tỉ đồng).

Giai đoạn 2030-2035 khoảng 33,9 tỉ USD (tương đương 863.830 tỉ đồng).

Vốn đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có thể tăng trên 72,8 tỉ USD - Ảnh 2.

Mô hình đường sắt tốc độ cao - Ảnh: AI

Tuy nhiên, Hội đồng thẩm định nhà nước cho rằng hiện chưa đủ cơ sở để thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn cho dự án trong các giai đoạn 2026-2030 và giai đoạn 2031-2036. Hội đồng đề nghị bộ giải trình, thuyết minh, làm rõ phương án huy động và khả năng cân đối vốn cho dự án.


Vốn đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam kể cả mua tàu là 72,8 tỉ USD - Ảnh 3.

Đề xuất đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam của Bộ Giao thông vận tải: Đồ họa: TẤN ĐẠT

Xu hướng phát triển đường sắt tốc độ cao tại một số nước:

Các nước Đức, Áo giảm tốc độ khai thác từ 300km/h xuống 200km/h, vừa chở khách vừa chở hàng.

Ai Cập đầu tư 2.000km hỗn hợp chở khách, chở hàng, tốc độ thiết kế 250km/h.

Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất, Oman lựa chọn xây dựng các tuyến thiết kế 250km/h.

Nhật Bản có 18 tuyến đường sắt tốc độ cao, 3 tuyến chạy 300-320km/h, 15 tuyến chạy phổ biến 260km/h.

Mỹ có tuyến Boston - Washington chạy 240km/h.

Thái Lan có 5 tuyến đường sắt tốc độ cao, chạy 250km/h.

Vốn đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam kể cả mua tàu là 72,8 tỉ USD - Ảnh 4.Công bố thành lập Viện Đường sắt tốc độ cao

Ngày 12-10, Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh (UTH) tổ chức Lễ công bố thành lập Viện Đường sắt tốc độ cao.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên