05/01/2023 16:07 GMT+7

Vì sao tên lửa Patriot chưa sẵn sàng đến Ukraine sớm?

Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS) cảnh báo Quốc hội cần kiểm tra vai trò "lập pháp và giám sát” trong việc cung cấp hệ thống tên lửa Patriot cho Ukraine.

Vì sao tên lửa Patriot chưa sẵn sàng đến Ukraine sớm? - Ảnh 1.

Hệ thống tên lửa Patriot - Ảnh: MILITARY WATCH

Gói viện trợ 1,85 tỉ USD của Mỹ cho Ukraine được công bố vào tháng 12-2022, gồm có tên lửa Patriot.

Hệ thống tên lửa Patriot lấy từ đâu?

Theo CRS, còn rất nhiều việc phải làm trước khi Ukraine có một hệ thống Patriot hoạt động được, vì chỉ riêng việc đào tạo các đội sửa chữa hệ thống này tại Ukraine sẽ mất khoảng 53 tuần. Điều này đồng nghĩa Ukraine có thể sẽ không nhận Patriot từ Mỹ trước năm 2024.

Dù Bộ Ngoại giao Nga bảo đảm quân đội Mỹ sẽ không hiện diện tại các địa điểm của Patriot, song vẫn có khả năng các nhà thầu quân sự Mỹ được triển khai để điều khiển hệ thống Patriot, theo tạp chí Military Watch Magazine.

Dự kiến, Mỹ chỉ chuyển hệ thống Patriot duy nhất đến Ukraine. Do đó, CRS đặt chất vấn: Việc ngăn chặn các cuộc tấn công của Nga ra sao khi chỉ có một hệ thống hoạt động?

CRS cho biết họ vẫn chưa rõ nguồn gốc của hệ thống tên lửa Patriot và kêu gọi các nhà lập pháp xem xét kỹ vấn đề này.

CRS nghi ngờ hệ thống Patriot và các thiết bị đánh chặn liên quan được gửi đến Ukraine có thể được lấy từ các đơn vị quân đội Mỹ và kho dự trữ hiện có.

Cơ quan nghiên cứu này lo ngại nếu Patriot được rút khỏi các lực lượng quân sự của Mỹ như Bộ Tư lệnh Trung tâm Mỹ hoặc Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, việc chuyển giao hệ thống cho Ukraine có thể tạo ra chi phí tăng cao và rủi ro tiềm ẩn tại các chiến trường của Mỹ.

Chi phí cho Patriot không hề nhỏ!

Một tổ hợp Patriot mới được sản xuất có giá khoảng 1,1 tỉ USD. Ước tính chi phí khoảng 4 triệu USD cho mỗi tên lửa được phóng từ hệ thống này.

Trong khi đó, máy bay tấn công không người lái của Nga, vốn đóng vai trò quan trọng trong các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng và nhân sự của Ukraine, được bán với giá chỉ vài nghìn USD. Nhiều tên lửa hành trình của Nga ước tính chỉ có giá khoảng 1 triệu USD/chiếc.

Việc Mỹ chuyển giao Patriot cho Ukraine còn gặp một trở ngại khác là phía Nga tuyên bố sẽ phá hủy hệ thống này.

Mạng lưới phòng không của Ukraine đang cạn kiệt nhanh chóng và số lượng rất nhỏ Patriot được chuyển giao cho thấy Kiev chỉ có lớp bảo vệ hạn chế trước các hệ thống phòng không của đối phương. Chưa kể tính cơ động của Patriot tương đối hạn chế, có thể khiến nó rất dễ bị tổn thương.

Cuối năm 2022, phương Tây cảnh báo Ukraine gặp khó trong hệ thống phòng không. Cụ thể, kho vũ khí phòng không của Ukraine gồm tên lửa S-300 và BuK đã cạn kiệt. Trong khi đó, Nga lại đang ráo riết tấn công vào các cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine kể từ tháng 10-2022. Điều này làm tăng khả năng Ukraine phải từ bỏ nhiều cơ sở hạ tầng quan trọng.

Tên lửa Patriot có làm thay đổi cục diện cuộc chiến ở Ukraine? Tên lửa Patriot có làm thay đổi cục diện cuộc chiến ở Ukraine?

Mỹ đã vượt qua lằn ranh mới khi tặng Ukraine món quà là hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot vốn có thể làm thay đổi cục diện cuộc chiến ở nước này trong thời gian tới, nhưng kèm theo đó cũng nhiều rủi ro không kém.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên