Phi hành gia phải cách ly 21 ngày khi trở về Trái đất để ngăn ngừa các mầm bệnh tiềm ẩn - Ảnh: NASA
Theo đài CNN, sứ mệnh lên Mặt trăng có thể khiến các phi hành gia tiếp xúc với vi khuẩn có hại hoặc các yếu tố không xác định khác. Đồng thời, do đây cũng là lần đầu tiên con người tương tác với bề mặt của một hành tinh khác, các bác sĩ phải theo dõi chặt chẽ sức khỏe của các phi hành gia.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng có ý định bảo tồn bất kỳ dạng sống tiềm tàng nào có thể được phi hành gia mang về Trái đất.
Ở các sứ mệnh sau này như Apollo 12 và 14, các phi hành gia vẫn phải cách ly tương tự cho đến khi các nhà khoa học chắc chắn không có nguy hiểm nào cho chính phi hành gia hay cho Trái đất.
Mẫu đất mang về từ Mặt trăng trong sứ mệnh Apollo 11 được nghiên cứu kỹ - Ảnh: CNN
Phi hành gia cách ly như thế nào?
Trong suốt thời gian cách ly, phi hành gia được kiểm tra y tế thường xuyên để đảm bảo họ không bị tác động xấu bởi việc đi ra ngoài không gian hay bất kỳ mầm bệnh tiềm ẩn nào. Ngay cả các mẫu chất thải cũng được kiểm tra để chắc chắn không bị nhiễm vi khuẩn lạ.
Toàn bộ quá trình cách ly được giám sát từ bên ngoài bởi bác sĩ, bao gồm đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO).
Các phi hành gia trong khu vực cách ly - Ảnh: CNN
Theo đài CNN, phi hành gia có thể giết thời gian bằng cách chơi bài, xem tạp chí và xem các phương tiện truyền thông đưa tin về sứ mệnh của họ.
Phi hành gia cũng có thể nói chuyện với gia đình nhưng bị ngăn cách bởi bức tường kính.
Đối với phi hành gia, 21 ngày cách ly là không nhiều nếu xét tới quá trình họ chuẩn bị và những gì họ đã trải qua. Tuy nhiên, họ cố gắng dành cho nhau sự riêng tư nhiều nhất có thể.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận