
Bức tranh kinh doanh của các ngân hàng được hé lộ thông qua báo cáo tài chính năm 2022 đã được kiểm toán, vừa công bố. Nhiều ngân hàng thu về hàng ngàn tỉ đồng từ bán bảo hiểm.

Bộ Tài chính phát hiện sai phạm khi thanh tra bốn doanh nghiệp bán bảo hiểm qua ngân hàng. Thông tin được đại diện Bộ Tài chính cho biết tại cuộc họp báo thường kỳ quý 1 của bộ này diễn ra chiều 30-3.

Đại diện Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đà Nẵng nói kịch liệt phản đối việc các ngân hàng ép khách vay mua bảo hiểm nhân thọ và sẽ đấu tranh mạnh về vấn đề này.

Ngân hàng nói "khách tự nguyện mua bảo hiểm" là không khách quan, hay nói cách khác là cố tình lấp liếm cho việc dùng quyền của mình để "ép" khách mua bảo hiểm. Do đó, cần sớm có điều khoản cấm việc "ép" này để bảo vệ người tiêu dùng.

Doanh nghiệp bảo hiểm cần phát hiện các trường hợp ép buộc khách hàng mua bảo hiểm. Trường hợp có dấu hiệu của tội phạm thì chuyển ngay hồ sơ, tài liệu đến cơ quan điều tra hoặc viện kiểm sát.

Để chấn chỉnh tình trạng ngân hàng ép khách vay mua bảo hiểm, Bộ Tài chính khẳng định trong năm nay sẽ tiếp tục thanh tra cả doanh nghiệp bảo hiểm và các ngân hàng phân phối bảo hiểm.

Chiều 21-2, Ngân hàng Nhà nước phát đi thông cáo gửi các cơ quan báo chí về việc tổ chức tín dụng cung ứng dịch vụ liên quan đến bảo hiểm.

Bộ trưởng Hồ Đức Phớc chỉ đạo thanh tra, kiểm tra các công ty bảo hiểm, các đại lý, môi giới; không để tiếp tục việc doanh nghiệp bảo hiểm liên kết với ngân hàng ép khách hàng mua bảo hiểm mới cho vay vốn.

Khách hàng có thể có ít quyền lợi nếu mua bảo hiểm khi vay tiền ngân hàng. Nhưng chèn ép khách hàng theo chiến thuật "bán bia kèm lạc", muốn vay tiền phải mua bảo hiểm là rất không nên.

Nhiều người dân phản ảnh bị "ép" mua bảo hiểm khi vay vẫn diễn ra, bất chấp báo chí lên tiếng. Dù đã "gõ cửa" hàng loạt cơ quan chức năng, cơ bản họ phải "tự bơi".

Đặt câu hỏi này vì Bộ Tài chính chịu trách nhiệm quản lý nhà nước với thị trường bảo hiểm nhưng đã để "công nghệ" ép mua bảo hiểm nhân thọ qua kênh ngân hàng diễn ra rầm rộ, công khai, kéo dài như điều tra "Ép" người dân mua bảo hiểm trên Tuổi Trẻ.

Bảo hiểm nhân thọ cần bảo vệ người dân trước rủi ro sức khỏe và tính mạng, tránh chạy theo doanh thu, thành "cơn ác mộng" của người đi vay, người gửi tiền và cả nhân viên ngân hàng.

Hàng trăm câu hỏi bạn đọc gửi về Tuổi Trẻ Sao để được luật sư tư vấn về việc "Vay tiền ngân hàng bị ép mua bảo hiểm" tại buổi giao lưu trực tuyến sáng 17-2.

Sau hành trình khiếu nại đầy chông gai về việc gửi tiết kiệm nhưng bị "quẹo" sang bảo hiểm nhân thọ, một số khách hàng đã được hoàn tiền song nhiều người khác vẫn bị từ chối với nhiều lý do.

'Muốn vay ngân hàng tôi phải mua bảo hiểm nhân thọ. Đã khó mới phải đi vay. Mỗi đồng tiền làm ra thấm đẫm cả mồ hôi nước mắt của vợ chồng tôi. Ác quá! Họ đang "ăn" cả mồ hôi nước mắt của chúng tôi'.

Đằng sau hàng ngàn tỉ đồng mà ngân hàng nhận được từ thương vụ ký kết hợp tác độc quyền với công ty bảo hiểm nhân thọ là những uất ức của khách hàng và là những "cơn ác mộng" của nhân viên ngân hàng.

"Nhìn những khách hàng khó khăn, vay vốn mà đồng lương ít ỏi, chúng tôi thực sự rất cắn rứt khi đưa khách hàng vào hoàn cảnh không còn sự lựa chọn nào khác phải mua bảo hiểm. Nhưng nếu không mua thì đồng nghĩa không thể vay vốn được...".

Mang hàng trăm triệu tích góp nhiều năm ròng tới gửi ngân hàng nhưng sau đó nhiều người tá hỏa không có khoản tiền tiết kiệm nào cả mà chỉ có hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.

Ngay khi Tuổi Trẻ phản ánh việc khách hàng bị “ép" mua bảo hiểm: không mua, chấm dứt khoản vay, bị "gài" thế buộc phải… tự nguyện mua bảo hiểm khi vay vốn, nhiều bạn đọc lập tức chia sẻ các trải nghiệm không mấy vui vẻ.

Dù Ngân hàng Nhà nước đã cấm ép khách mua bảo hiểm, nhưng gần sáu tháng tìm hiểu và đồng hành cùng bạn đọc, phóng viên Tuổi Trẻ vẫn ghi nhận được hàng loạt góc khuất trong việc "gài" thế buộc phải… tự nguyện mua bảo hiểm nhân thọ khi vay vốn.