15/04/2018 16:30 GMT+7

Trẻ tiên phong dọn rác, người lớn có 'ngượng' rồi cùng làm?

NGUYỄN VĂN MỸ
NGUYỄN VĂN MỸ

TTO - Chống xả rác bằng cách nào hiệu quả? Theo bạn đọc Nguyễn Văn Mỹ, 'thay lời muốn nói' bằng cách cho trẻ tiên phong dọn rác để người lớn 'ngượng' rồi cùng làm là một trong những cách tác động tốt.

Trẻ tiên phong dọn rác, người lớn có ngượng rồi cùng làm? - Ảnh 1.

Các cháu ở A Chu Homestay (Hua Tạt, Sơn La) dọn rác khi khách vừa rời bàn - Ảnh: TRÁNG A CHU

Với thói quen xả rác của nhiều người Việt, rác cứ sinh sôi như "hoa của đời" và xem ra không có giải pháp để ngăn chặn. Tuy nhiên, cũng có nhiều nơi đã chọn một số cách làm tích cực để hạn chế tình trạng này.

Tôi nhớ cách đây mấy năm, một công ty du lịch ở Sài Gòn ra Hà Nội mở chi nhánh bên hồ Hoàn Kiếm. Cứ cuối giờ mỗi chiều thứ sáu, nhân viên cả văn phòng ra nhặt rác vòng quanh hồ. 

Thấy vậy, nhiều người ái ngại hỏi: "Làm gì mà bị phạt vậy các cháu?" hoặc: "Các cháu làm vậy mỗi ngày được bao nhiêu tiền?".

Khi được giải thích, ai cũng trố mắt ngạc nhiên rồi gật gù. Những lần sau, nhiều người còn tình nguyện tham gia.

Trước đó, một nhà hàng ở Bảo Lộc, thuộc loại sạch đẹp nhất nước lúc bấy giờ, cũng đau đầu với chuyện dù đã có bảng cấm và loa phóng thanh nhắc nhở nhưng không ít khách cứ xả rác bừa bãi.

Nhà hàng này đành áp dụng biện pháp "thay lời muốn nói": hễ khách vừa xả rác là nhân viên nhà hàng lập tức cúi xuống nhặt lên bỏ vào thùng rác gần nhất. Hành động này cũng làm một số "thủ phạm" xấu hổ và có tác dụng nhắc khéo những người khác tương đối hiệu quả.

Tương tự, khi các homestay thuộc hệ thống CBT (Community Based Tourism) đi vào hoạt động từ năm 2015 cũng gặp nan giải về việc khách xả rác. 

Nhiều người cứ nghĩ dân tộc thiểu số vùng cao ở dơ hơn mình nên cứ vứt rác tung tóe, mặc dù có bảng cấm và chủ nhân thường xuyên nhắc nhở.

Một số homestay lại chọn cách cứ thấy khách vứt rác là cho mấy cháu nhỏ trong nhà chạy ra, có khi bò xuống bàn, nhặt rác bỏ vào giỏ. Khách ngượng chín mặt, lần sau hết dám.

Gần đây, cư dân mạng truyền nhau xem clip nhặt rác ở bản Tà Xùa (Lai Châu). Sau đêm liên hoan, các cháu bé cầm những giỏ rác sinh thái xinh xắn cùng nhau dọn rác, làm vệ sinh khu vực. Nhiều người lớn thấy vậy cũng nhập cuộc tham gia. 

Phút chốc, không gian sạch hơn cả trước khi tổ chức.

Muốn thay đổi hành vi phải bắt đầu từ nhận thức. Bên cạnh việc giáo dục từ gia đình và nhà trường kèm xử phạt mạnh tay hành vi xả rác bậy, thì cách nêu gương và "thay lời muốn nói" cũng hiệu quả để từng bước "dọn dẹp" thói quen xả rác của nhiều người Việt.

Làm gì để hạn chế việc xả rác tràn lan của người Việt? Ngoài hiến kế trên của bạn đọc Huỳnh Văn Mỹ, theo bạn còn có biện pháp nào khác? Hãy chia sẻ với chúng tôi qua phần BÌNH LUẬN dưới bài viết hoặc email: dandt@tuoitre.com.vn. Cảm ơn bạn!

Đừng vừa làm du lịch vừa xả rác Đừng vừa làm du lịch vừa xả rác

TTO - Sau chuyến đến Việt Nam du lịch vào cuối tháng 5-2017, bác sĩ Micael Taavo (đến từ Thụy Điển) cho rằng đã bị ám ảnh bởi rác thải ở Việt Nam và đề nghị nên có hành động mạnh mẽ xử lý vấn đề này.

NGUYỄN VĂN MỸ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên