22/06/2023 15:22 GMT+7

TP.HCM có 370 trường dạy nghề, nhưng ít học sinh học nghề

Số học sinh vào các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại TP.HCM còn thấp, học sinh ở các nơi đến TP.HCM học nghề nhiều hơn học sinh tại đây.

TP.HCM có 370 trường dạy nghề, nhưng ít học sinh học nghề - Ảnh 1.

Ông Nguyễn Văn Hiếu (thứ hai từ trái) và ông Lê Văn Thinh đại diện hai sở ký kết phối hợp phân luồng học sinh tại TP.HCM - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Ngày 22-6, Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM tổ chức hội nghị ký kết chương trình phối hợp định hướng, phân luồng và giáo dục nghề nghiệp đối với học sinh THCS, THPT. 

Một số đầu việc được hai bên thống nhất sẽ tăng cường tổ chức các hoạt động hướng nghiệp, phân luồng học sinh, thực hiện định kỳ trao đổi thông tin, tăng cường giám sát, kiểm tra việc giảng dạy kiến thức văn hóa trung học phổ thông tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn.

Ông Nguyễn Văn Hiếu - giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM - cho biết hiện nay tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại TP.HCM vẫn còn thấp. Học sinh ở các tỉnh đến TP.HCM học nghề nhiều hơn học sinh thành phố.

Trong khi đó hiện tại, TP.HCM có 370 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, hằng năm có khoảng 2.500 người tốt nghiệp ở các trình độ tham gia thị trường lao động.

Ông Hiếu cho rằng nút thắt nằm ở chỗ truyền thông được đến các phụ huynh, học sinh về những lợi ích của việc theo học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp sau THCS, để những em phù hợp có thể tham gia.

Ông thông tin theo quy định hiện nay của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được phép dạy chương trình văn hóa dành cho các bạn học nghề ngay tại trường.

Điều này tạo thêm thuận lợi cho người học khi vừa được học nghề, vừa được học văn hóa để tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT, từ đó có thể liên thông lên các bậc học cao hơn.

Ông Lê Văn Thinh - giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM - đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường THCS, THPT tạo điều kiện hơn nữa cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tổ chức các buổi tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp.

Thực tế cho thấy nhiều trường cao đẳng, trung cấp khi tiếp cận với các trường phổ thông để ngỏ ý tư vấn, hướng nghiệp gặp nhiều khó khăn hơn với các trường đại học.

Gia tăng tỉ lệ lao động qua học nghề

Ông Lê Văn Thinh cho biết từ năm học 2023-2024 tới đây, các ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp sẽ được phối hợp với các quận, huyện tổ chức, với số lượng và quy mô lớn hơn, nhằm tác động phân luồng được nhiều hơn đến học sinh.

"Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp cũng cần kết nối chặt chẽ với doanh nghiệp nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo đầu ra cho học sinh, sinh viên. Ngoài ra có thể tính toán đến đào tạo theo đặt hàng của doanh nghiệp để gia tăng tỉ lệ lao động đã qua đào tạo theo mục tiêu của TP.HCM là 87%", ông Thinh nói.

Phân luồng sau THCS thất bại, vì đâu?Phân luồng sau THCS thất bại, vì đâu?

TTO - Chính sách phân luồng được xác định quan trọng từ nhiều năm qua, nhưng việc thực hiện không đạt được kết quả như ý. TS Hoàng Ngọc Vinh - phó chủ tịch Hiệp hội Giáo dục nghề nghiệp Việt Nam, nhìn nhận: thất bại.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên