28/03/2023 11:44 GMT+7

Tour đi biển Phan Thiết bằng đường cao tốc

Dịp lễ 30-4 này được nghỉ dài ngày, trời nắng nóng, đi biển là cái thú, mà Vũng Tàu, Long Hải hoài, hóng gió biển Phan Thiết cũng hay, ngặt nỗi hơi xa.

Nhà thầu thi công cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết - Ảnh: ĐỨC TRONG

Nhà thầu thi công cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết - Ảnh: ĐỨC TRONG

Nghe nói dịp 30-4 này có thể thông xe đường cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, ai cũng háo hức. Đó là tour mới chăng? Chính xác. Từ TP.HCM bon bon trên đường cao tốc ra đến quốc lộ 51 để đi biển Vũng Tàu đâu sướng bằng làm một mạch ra Phan Thiết cũng bằng cao tốc!

Trở lại trục đường này qua tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai là Dầu Giây - Phan Thiết, khi hoàn thành sẽ rút ngắn hành trình từ TP.HCM đến trung tâm du lịch Phan Thiết - Mũi Né còn 2 - 2,5 giờ thay vì 4 - 5 giờ đi trên quốc lộ 1 như hiện nay.

Như vậy, đi từ TP.HCM đến Phan Thiết và từ TP.HCM - Vũng Tàu có thời gian chênh nhau không lớn, được khám phá thêm những vùng biển xanh từ Phan Thiết trở ra là mong ước quá hợp tình hợp lý.

Mơ về một tour đi Phan Thiết bằng cao tốc, ai cũng mong cung đường được hoàn thành đúng tiến độ. Nhưng chuyện thiếu đất đắp nền đang làm tan giấc mơ đẹp.

Nhưng đâu phải khó là xong. Gỡ chứ. Làm đường cao tốc, vốn ngàn tỉ, đủ thứ khó, không gỡ, không linh hoạt có mà đắp chiếu như dự án đường cao tốc Bến Lức - Long Thành.

Phải gỡ quyết liệt. Bộ GTVT nhanh chóng kiến nghị Thủ tướng Chính phủ giải quyết nguồn vật liệu đất đắp cho dự án, cấp phép các mỏ đất theo các cơ chế đặc thù.

Tỉnh Đồng Nai đã hỗ trợ, cấp cho các nhà thầu 5 vị trí với tổng trữ lượng là hơn 2,1 triệu m3 đất theo hình thức lập hồ sơ cải tạo hạ cốt nền, cải tạo đất nông nghiệp, nâng cao hiệu quả cây trồng, vật liệu đất dư ra trong quá trình thực hiện đã được thu hồi để sử dụng cho dự án.

Đáng lẽ công việc trên được hoàn thành vào ngày 31-12-2022 nhưng do dịch COVID-19, thời tiết bất lợi, khan hiếm vật liệu đắp nền (thủ tục cấp phép khai thác mất nhiều thời gian) dự án phải gia hạn thời gian thực hiện các gói thầu đến ngày 30-4-2023, vì vậy cần phải gia hạn thời gian khai thác vật liệu.

Nhưng UBND tỉnh Đồng Nai lại "chưa dám" chấp thuận vì đang có thanh tra, kiểm tra của Thanh tra Chính phủ tại địa phương về cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường cho dự án giao thông quan trong quốc gia, trong đó có cả dự án này.

Nhưng chính Thanh tra Chính phủ đã kiến nghị Chính phủ xem xét, chỉ đạo cho phép tỉnh Đồng Nai tiếp tục thu hồi nguồn đất tại các khu vực hạ cốt nền trên đất nông nghiệp đã phê duyệt đến khi hoàn thành san lấp.

Thanh tra Chính phủ cho rằng cần các quy định cụ thể hơn nhằm đảm bảo hài hòa quyền lợi của người có đất và cộng đồng dân cư khu vực có dự án, đảm bảo ngân sách nhà nước và các quy định về môi trường.

Chiều 15-3 vừa qua, đoàn công tác Bộ GTVT họp bàn với Đồng Nai, Bình Thuận, các ban quản lý dự án, nhà thầu còn "ra lệnh" phải hoàn thành hai tuyến cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết và Phan Thiết - Vĩnh Hảo vào dịp 30-4. Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng chốt đưa hai dự án này hoàn thành dịp lễ 30-4 tới, không còn đường lùi.

Với tinh thần quyết liệt thế này, chẳng có lý do nào để tuyến đường chờ đất, còn dân chờ đường thông để thực hiện tour đi biển Phan Thiết bằng đường cao tốc và tiếp sức cho kinh tế - xã hội của vùng cất cánh.

Mong rằng tinh thần dám nghĩ, dám làm, vì công việc chung được thể hiện điển hình, quyết liệt, rõ nét trên tuyến cao tốc này.

Thanh tra Chính phủ đề xuất cho Đồng Nai gia hạn khai thác đất làm cao tốc Dầu Giây - Phan ThiếtThanh tra Chính phủ đề xuất cho Đồng Nai gia hạn khai thác đất làm cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết

Thanh tra Chính phủ vừa kiến nghị Thủ tướng tháo gỡ vướng mắc trong cung cấp vật liệu san lấp tại dự án cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết nối hai tỉnh Đồng Nai và Bình Thuận.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên