Thiết kế: NGỌC THÀNH
Hiện nay nhiều tỉnh, thành phố đã triển khai tiêm mũi 3 vắc xin phòng COVID-19. Việc cập nhật thông tin mũi tiêm này được thực hiện ra sao là vấn đề được nhiều người dân quan tâm.
Bên cạnh đó, trước tình hình dịch COVID-19 trên thế giới và trong nước vẫn phức tạp, nhất là sự xuất hiện của biến thể Omicron, người dân mong muốn có thêm "hàng rào" giúp họ phòng tránh dịch, đặc biệt là "hàng rào công nghệ".
Hiện công nghệ hỗ trợ thế nào cho việc khoanh vùng, truy vết diện rộng? Những nền tảng, ứng dụng công nghệ nào mới nhất có hiệu quả cao trong phòng chống COVID-19? Đang có nhiều ứng dụng phòng dịch, có cần cài tất cả? Khi di chuyển bằng đường bộ, đường hàng không, cần dùng ứng dụng nào?
'Hộ chiếu vắc xin' được cấp và sử dụng ra sao? Sổ sức khỏe điện tử dùng thế nào? Dữ liệu tiêm chủng có được bảo mật? Dữ liệu sai hoặc thiếu thì bổ sung, chỉnh sửa ra sao?…
Để giải đáp những băn khoăn này của bạn đọc, từ 9-11h ngày 30-12, báo Tuổi Trẻ phối hợp Bộ Khoa học và công nghệ tổ chức buổi giao lưu trực tuyến chủ đề "Ứng dụng công nghệ trong công tác phòng chống dịch COVID-19", với sự tham gia tư vấn của các khách mời:
- PGS.TS Trần Quý Tường - nguyên cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế)
- Ông Nguyễn Trường Nam - phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế)
- Ông Khổng Văn Đông - giám đốc Trung tâm Giải pháp y tế số, Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel
Ba chuyên gia giao lưu trực tuyến là những người trực tiếp tham gia xây dựng, triển khai các ứng dụng công nghệ phục vụ phòng chống dịch COVID-19 như Sổ sức khỏe điện tử, Hệ thống hỗ trợ, tư vấn khám chữa bệnh từ xa (Telehealth), Hệ thống tiêm chủng quốc gia…
Từ trái sang: PGS.TS Trần Quý Tường - nguyên cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ Y tế; ông Khổng Văn Đông - giám đốc Trung tâm Giải pháp y tế số, Tổng công ty Giải pháp doanh nghiệp Viettel và ông Nguyễn Trường Nam - phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế)
MỜI BẠN ĐỌC THEO DÕI CHƯƠNG TRÌNH:
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận