Thứ 7, ngày 27 tháng 2 năm 2021
Thủ tướng Thụy Điển nhận sai trong chống dịch COVID-19
TTO - Bất chấp dịch COVID-19 bùng phát, Thụy Điển vẫn mở cửa nhà hàng, quán bar, trường học… Tuy nhiên tỉ lệ lây nhiễm quá cao đang gây sức ép lớn lên chính quyền. Thủ tướng nước này đã lên tiếng nhận sai.

Một toa tàu đông đúc ở Thụy Điển vào đầu tháng 12-2020 giữa làn sóng dịch COVID-19 thứ 2 đang ập vào châu Âu - Ảnh: NYT
Thụy Điển nổi tiếng với cách chống dịch COVID-19 khác biệt với phần còn lại của thế giới khi không áp dụng phong tỏa mà chủ yếu kêu gọi người dân giữ khoảng cách xã hội và đảm bảo vấn đề vệ sinh, nhằm hạn chế tác động lên hệ thống kinh tế và y tế trong nước.
Theo Hãng tin Reuters, hệ quả là đến nay nước này ghi nhận hơn 341.000 ca mắc COVID-19 trên 10 triệu dân, cao hơn hẳn tỉ lệ của các nước láng giềng.
Đến cuối tháng 11-2020, Thụy Điển mới siết chặt một số biện pháp chống dịch như hạn chế tụ tập và đóng cửa một số trường học. Trong khi các nước láng giềng bắt đầu tái phong tỏa, phần lớn hàng quán, phòng tập, phòng chiếu phim và trường học ở Thụy Điển vẫn tiếp tục hoạt động.
Tuy nhiên, có lẽ đã quá trễ. Ngày 15-12, ông Bjorn Eriksson - giám đốc y tế khu vực Stockholm - cho biết khu vực này đã không còn giường bệnh cấp cứu.
Cùng ngày, một ủy ban độc lập của Thụy Điển, được thành lập nhằm đánh giá việc chống dịch, cho rằng các biện pháp đã không bảo vệ được những thành phần dân số dễ bị tổn thương như người cao tuổi.
"Chính phủ quản lý đất nước này có trách nhiệm sau cùng. Chính phủ đáng lẽ nên có các biện pháp đảm bảo các cơ sở chăm sóc người già được trang bị tốt hơn để đối phó với dịch", Hãng tin Reuters dẫn lời chủ tịch ủy ban này, ông Mats Melin.
Theo ủy ban, một trong những nguyên nhân là do nhân lực y tế ít ỏi và ít được đào tạo. Một số biện pháp được triển khai trong mùa xuân năm nay cũng bị đánh giá quá trễ và không đủ.
Thủ tướng Stefan Lofven ngày 15-12 đã lên tiếng thừa nhận sai lầm, cho rằng các chuyên gia của nước này đã đánh giá thấp mức độ nguy hiểm của virus corona và khả năng xảy ra làn sóng dịch thứ 2.
"Tôi nghĩ phần lớn chuyên gia đã không nhìn thấy làn sóng thứ 2 sẽ đến", ông Lofven trả lời trên báo Aftonbladet, được cho là chỉ trích nhắm vào Cơ quan y tế công do nhà dịch tễ học Anders Tegnell dẫn đầu.
Đến ngày 3-12, ông Tegnell vẫn cho rằng khẩu trang không thể ngăn lây nhiễm hoàn toàn và chỉ cần thiết trong một số trường hợp.
Chính phủ Thụy Điển đang chịu sức ép phải mạnh tay hơn nữa để chống dịch. Theo báo New York Times, nước này đang soạn một đạo luật khẩn cấp nhằm cho phép chính phủ yêu cầu phong tỏa và đóng cửa doanh nghiệp nếu dịch bùng phát.
Nhưng giới chuyên gia vẫn cho rằng chưa đủ, lo ngại tình hình ở Thụy Điển có thể nghiêm trọng hơn trong vài tuần tới.
"Chúng ta cần phong tỏa vài tuần để giảm số ca nhiễm. Các nước khác thực hiện các biện pháp phòng bệnh cứng rắn hơn ở mức lây nhiễm thấp hơn", chuyên gia Tove Fall của Đại học Uppsala, gần Stockholm, nhận định.
-
TTO - Sáng 27-2, tại trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư gặp mặt thân mật các nguyên ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và nguyên ủy viên Trung ương Đảng khóa XII không tái cử khóa XIII.
-
TTO - Theo tính toán, mỗi liều vắc xin COVIVAC sẽ không quá 60.000 đồng, kháng thể vắc xin COVIVAC chống được biến chủng virus SARS-CoV-2 từ Anh và Nam Phi.
-
TTO - Nguyên cục trưởng, nguyên cục phó và một lãnh đạo cấp phòng Cục Thuế tỉnh Bình Dương bị khởi tố bị can, bắt tạm giam để điều tra về những sai phạm liên quan vụ chuyển nhượng 43ha đất từng do doanh nghiệp thuộc Tỉnh ủy Bình Dương quản lý.
-
TTO - Khoảng 21h, cả hai người đã vượt biên trót lọt đến thị trấn Sa Rài, huyện Tân Hồng (Đồng Tháp) và thuê khách sạn để nghỉ lại. Cả hai đều không ngờ khi vừa đặt chân đến khu vực biên giới đã bị 'tai mắt' của người dân phát hiện.
-
TTO - 12 giảng viên khoa Hàn Quốc học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) đã đồng thời nộp đơn xin nghỉ việc từ ngày 25-1-2021.
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận
Xem thêm bình luận