10/02/2023 09:48 GMT+7

Thu phí vỉa hè: Chuyện nên làm

Sở GTVT TP.HCM đang lấy ý kiến các đơn vị, tổ chức xã hội để trình HĐND và UBND TP.HCM phê duyệt đề án thu phí sử dụng lòng đường, vỉa hè.

TP.HCM xây dựng đề án thu phí sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố - Ảnh: Hiện nay, nhiều lòng đường, vỉa hè ở TP.HCM bị chiếm dụng buôn bán, đậu xe - Ảnh: HOÀNG NAM

TP.HCM xây dựng đề án thu phí sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố - Ảnh: Hiện nay, nhiều lòng đường, vỉa hè ở TP.HCM bị chiếm dụng buôn bán, đậu xe - Ảnh: HOÀNG NAM

Trước đó, đầu năm 2022, UBND TP Hà Nội đã đồng ý cho triển khai việc cho thuê vỉa hè, sau khi quận Hoàn Kiếm thực hiện thí điểm cho ba đơn vị thuê trong sáu tháng của năm 2021. Cả ba đơn vị này thuê vỉa hè để kinh doanh cà phê, giải khát, đồ ăn nhanh.

Bắt đầu từ năm 2022, các quận trung tâm được tiếp tục mở rộng địa điểm cho thuê với giá 45.000 đồng/m2/tháng, mỗi lần hợp đồng có thời hạn sáu tháng, tiền thu được các quận nộp vào ngân sách chung của TP theo Luật phí và lệ phí.

Tương tự như thế, từ năm 2022 quận 3 (TP.HCM) đã tiến hành thu phí sử dụng lòng đường, vỉa hè trên 15 tuyến đường ở khu vực trung tâm như Võ Thị Sáu, Lý Chính Thắng, Cách Mạng Tháng 8, Nguyễn Thị Minh Khai… và bước đầu đã có những chuyến biến tích cực.

Trong khu vực, các TP lớn như Bangkok, Kuala Lumpur, Singapore và nhiều TP khác ở Trung Quốc cũng đã tiến hành việc thu phí sử dụng vỉa hè từ rất lâu và đã trở thành chuyện bình thường, không còn bàn cãi nữa. 

Nói chung quan điểm về thu phí của họ rất rõ ràng rằng vỉa hè hay lòng đường là không gian công cộng, anh (tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp) khai thác sử dụng sinh lời thì phải trả tiền vào công quỹ, không có chuyện sử dụng miễn phí. Số tiền đó được đưa trở lại với mục đích duy tu, bảo trì vỉa hè, đường sá và cảnh quan, môi trường.

Như vậy việc thu phí là nên, nhưng để tránh việc đổ vỡ một chủ trương đúng thì Sở GTVT TP.HCM cùng các viện nghiên cứu cần phải phân tích thật đầy đủ những trường hợp đã tiến hành cho thu phí chính thức (thí điểm) và cả không chính thức, đồng thời tiến hành thu thập thông tin, ý kiến từ người dân, nhất là các chuyên gia, để xây dựng một đề án hoàn chỉnh nhằm trả lời bốn câu hỏi cốt lõi: Loại tuyến đường nào được thu phí? Mức thu phí theo tháng/quý/năm là bao nhiêu? Số tiền đó được sử dụng như thế nào? Phía cho thuê và phía đi thuê có nghĩa vụ, trách nhiệm duy tu, bảo dưỡng ra sao với không gian thuê (vỉa hè, cây xanh, vệ sinh môi trường)? 

Chẳng hạn vỉa hè rộng bao nhiêu, không gần những nơi có công trình an ninh quốc phòng nào, không cản trở giao thông bộ hành và lòng đường thì được thu phí; mức phí ở phố đi bộ và những nơi như bệnh viện, chợ, siêu thị khác nhau ra sao và nguồn thu được phân bổ theo tỉ lệ như thế nào cho hài hòa giữa địa phương, sở chức năng và ngân sách TP.

Tất cả những chuyện này phải được tiêu chuẩn hóa sát với thị trường, trở thành văn bản pháp quy và có điều chỉnh hằng năm. Tất cả các điều khoản quan hệ giữa bên cho thuê và đi thuê thể hiện ở các hợp đồng minh bạch, với danh mục những đoạn, tuyến thu phí phải được công khai và cuối cùng là những nơi nào phải qua đấu thầu hay chỉ định. 

Bangkok và Singapore thành công chính là nhờ bộ tiêu chí này, chẳng hạn ở Singapore và Bangkok việc thu phí cao hay thấp tùy thuộc vào bốn điều kiện: vị trí, mức doanh thu thực tế, diện tích mặt bằng sử dụng, khoảng thời gian chiếm dụng.

TP.HCM sẽ áp mức thu phí vỉa hè theo từng tuyến đườngTP.HCM sẽ áp mức thu phí vỉa hè theo từng tuyến đường

TTO - Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết đã được Ủy ban nhân dân TP nhất trí cho dời thời hạn thu phí vỉa hè, lòng đường vào cuối năm để nghiên cứu cụ thể hơn.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên