
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho rằng phải làm sao mô hình máy mượn, máy đặt trong y tế không bị lợi dụng, lách luật, tiêu cực.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nói rằng có nhiều đơn vị, bệnh viện xảy ra tình trạng thiếu thuốc chữa bệnh vì… thiếu đoàn kết, người này làm thì bị người kia soi.

Bệnh viện công cạn nguồn vật tư, nhiều người bệnh chờ mỏi mòn mới được mổ thay thủy tinh thể, có khi phải mổ dịch vụ với chi phí đội lên nhiều lần.

Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh khẳng định hiện vẫn còn người bệnh tự bỏ tiền ra mua hóa chất, sinh phẩm để điều trị vì tại các cơ sở y tế còn thiếu.

Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Cần Thơ phải gửi công văn 'xin thông báo' 74 bệnh viện khu vực Tây Nam Bộ dùng máu tiết kiệm. Vì sao?

Các thuốc hiếm tại TP.HCM bị thiếu trong thời gian dài do không có nhà cung ứng. Ngoài thuốc giải độc botulinum, TP.HCM cũng thiếu nhiều loại thuốc khác.

Các bệnh viện cho biết việc cung ứng thuốc, trang thiết bị y tế cơ bản đáp ứng, nhưng vẫn còn những vướng mắc như thiếu thuốc hiếm, cơ chế giá và tự chủ bệnh viện cần được tháo gỡ.

Cần tránh tình trạng người dân "cần mà không có, có tiền mà không mua được", Thủ tướng yêu cầu cố gắng bảo đảm cả các loại thuốc hiếm.

Nhiều sản phụ có nhóm máu hiếm Rh- cho biết, những ngày gần đây phải đi tìm thuốc Anti-D immunoglobulin humanie khắp nơi vì bệnh viện thông báo hết thuốc.

Có thêm 1 máy CT-Scan, 2 máy gia tốc xạ trị hoạt động, Bệnh viện Chợ Rẫy thoát nguy cơ đóng cửa, phải chuyển bệnh nhân đi nơi khác chụp CT-Scan...

Bộ Y tế yêu cầu bệnh viện nào khó khăn, thiếu thuốc, vật tư tiêu hao… phải công khai minh bạch, không để bệnh nhân đi mua.

"Lời than vãn của bà bộ trưởng Bộ Y tế không phải là sự chờ đợi của gần 100 triệu dân. Cái mà người dân đang cần đó là làm sao cho sức khỏe của họ không bị sự thiếu thốn thuốc thang, trang thiết bị y tế gây ảnh hưởng xấu", bạn đọc Dân bày tỏ.

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho rằng một trong các nguyên nhân dẫn đến thiếu thuốc, trang thiết bị y tế là do có tâm lý e ngại, sợ sai trong mua sắm, thiếu nhân lực có chuyên môn tổ chức đấu thầu.

Ngành y tế TP.HCM hạ quyết tâm không để xảy ra tình trạng thiếu trang thiết bị, vật tư trong công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân trước sự tháo gỡ quyết liệt của Chính phủ.

Chính phủ vừa ban hành nghị định 07 sửa đổi, bổ sung nghị định 98 và nghị quyết 30 sửa đổi nghị quyết 144. Điều này được kỳ vọng sẽ "cởi trói" cho ngành y tế.

Chính phủ vừa ban hành nghị quyết 30 cho phép thực hiện nhiều cơ chế được cho là gỡ khó thanh toán chi phí bảo hiểm y tế, mua thuốc, vật tư cho bệnh viện. Điểm vướng nhất: chi trả bảo hiểm thiết bị y tế diện đặt, mượn đã có giải pháp.

Tình trạng thiếu thốn trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc men bắt đầu từ đầu năm 2022, cao điểm là tháng 6-2022.

Tình trạng thiếu thuốc, thiết bị y tế đang tiếp tục diễn ra tại các bệnh viện, khiến những ngày này biết bao người bệnh đang rất long đong.

Ngày 3-3, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã thay mặt Chính phủ ký ban hành nghị định số 07/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 98/2021 về quản lý trang thiết bị y tế.

Đó là yêu cầu mà bạn đọc Tuổi Trẻ Online đặt ra trước tình trạng nhiều bệnh viện công từ tuyến trung ương đến địa phương đang thiếu trầm trọng hóa chất, vật tư y tế… phải loay hoay chờ "cấp cứu". Hậu quả cuối cùng là người bệnh phải chịu thiệt.