15/02/2021 07:18 GMT+7

Tết xưa - Tết nay: Tết xưa nhà A Cỏn, Tết của 'đại gia'

TẠ TƯ VŨ
TẠ TƯ VŨ

TTO - Những ngày Tết đến là lúc mà cái "gen" làm ăn buôn bán của các cô, chú bác nhà tôi bộc lộ khủng khiếp nhất. Quê tôi có ngôi chợ khá to, sầm uất... và dịp Tết là dịp mà những người thân trong dòng họ nhà tôi "cát cứ" buôn bán khắp nơi trong chợ.

Tết xưa - Tết nay: Tết xưa nhà A Cỏn, Tết của đại gia - Ảnh 1.

Làm gì ở đâu cũng được, tết là phải về nhà - Ảnh: VIẾT HẢI

Quê tôi nơi miền Trung nắng gió và tôi là cháu đích tôn của một đại gia đình dòng họ người Hoa duy nhất ở làng, chính vì thế, bà con lối xóm hay gọi chúng tôi là "đại gia", tức là gia đình lớn chứ hổng phải giàu có gì.

Và mỗi dịp Tết đến thì cũng là lúc dòng họ "đại gia" người Hoa nhà tôi chộn rộn nhất..

Tết xưa nhà A Cỏn

A Cỏn là tên tục của ông nội tôi. Nội sống bao năm ở đất Việt nhưng một chữ Việt bẻ đôi nội không biết, mọi việc liên quan đến giấy tờ, nói năng, bà nội đều phải dịch lại để hỏi ý ông nội.

Ông bà nội có 9 người con và tất cả đều sống gần nhau… Ba tôi là con thứ, nhưng theo phong tục người Hoa, cháu lớn tuổi nhất sẽ là đích tôn dòng họ.

Những ngày Tết đến là lúc mà cái "gen" làm ăn buôn bán của các cô, chú bác nhà tôi bộc lộ khủng khiếp nhất. Quê tôi có ngôi chợ khá to, sầm uất... và dịp Tết là dịp mà những người thân trong dòng họ nhà tôi "cát cứ" buôn bán khắp nơi trong chợ.

Những người cô thì làm chủ những sạp mứt, bánh Tết to đùng, còn những người chú thì thầu những bãi giữ xe hay chuyên chở hàng hóa trong chợ.

Tôi nhớ cảm giác mình thường theo mẹ lon ton ra chợ, ghé đến sạp hàng của các cô mà bốc ăn thỏa thích những trái chà là ngọt lịm, những lọn mứt dừa thơm tho... các cô thì bán không ngơi tay nhưng mắt vẫn tinh đáo để và luôn la nhoi lên khi thấy tôi cứ đứng bốc ăn.

Khi mà 9 người con đều tung hoành kiếm cơm ngoài chợ mùa Tết, thì đó là lúc ông nội tôi chống gậy rảo qua nhà từng đứa kiểm tra. Lúc đó, tôi nhớ nội cao lêu khêu, trông như ông tiên nhưng là "tiên hắc ám" trong tâm trí tôi vì nội rất khó tính.

Nội vào nhà tôi thì nội ngó nhà cửa đã quét dọn chưa, các tấm hỷ đỏ đã dán chưa, bàn thờ thế nào. Khổ nỗi bà ngoại và mẹ tôi là người Bạc Liêu, cho nên văn hóa Tết của cả hai rặt miền Nam.

Ông nội tôi nhìn bà ngoại chuẩn bị món khổ qua nhồi thịt, ông "xí xăng xí xồ" lên… Rồi ông bảo tôi ra dịch cho ông, để ông "chấn chỉnh" bà ngoại. Tôi thì lúc đó thứ gì cũng mê học, nhưng tiếng Hoa thì tôi tịt vì ba tôi lười dạy, thế là ông nội lại tức cành hông lên…

Chiều 30 Tết thường là lúc "A Cỏn" hay bị tăng xông nhất bởi cái tật muôn thuở của 9 người con. Số là do ham buôn bán quá nên căn nhà từ đường hổng ai chuẩn bị gì kịp dù bà nội tôi ngày nào cũng nhắc đàn con.

Cho nên, tầm gần trưa 30, các cô chú bác của tôi mệt phờ, chẳng chuẩn bị gì cho nhà mình và nhà nội, tất cả chỉ có cả đống vàng sau mùa buôn bán tết.

Tôi thích nhất cảm giác này khi thấy ông tiên "A Cỏn" cầm gậy quơ, miệng chửi nhoi lên, các cô chú bác tôi cũng phân trần này nọ, cả nhà nhao nhao lên toàn tiếng Hoa. Mấy bà cô phải vội đi mua từng bịch hạt dưa, gói kẹo để kịp về đón tết, dù trước đó họ bán chắc cả tấn mấy món này.

Tôi vô cùng yêu đêm giao thừa khi "đại gia" đình tụ tập bên mâm cơm hoành tráng. Dù ông nội vẫn khó tính, trách nhiều hơn dạy con cháu, nhưng nhà tôi vẫn tràn ngập tiếng cười.

Ông nội trách ba tôi vì tôi tịt tiếng Hoa và má tôi lại để bà ngoại nấu món khổ qua xúi quẩy, mấy cô chú bác thì dịch lại cho tôi theo kiểu ông nội khen, cả nhà cứ cười như vỡ trận trước vẻ ngơ ngác của ông nội.

Tết xưa - Tết nay: Tết xưa nhà A Cỏn, Tết của đại gia - Ảnh 2.

Tết là dịp mà những người thân trong dòng họ nhà tôi "cát cứ" buôn bán khắp nơi trong chợ - Ảnh: VIẾT HẢI

Tết nay mang những nỗi niềm

Giờ đây dòng họ tôi chỉ còn lại vài người. Ông bà nội, bà ngoại cùng vài người cô, chú của tôi đã về trời. Chợ quê ngày tết không còn cô chú tôi "tung hoành" nữa mà là con cháu của họ. Tôi cũng già đi theo tháng ngày.

Tôi nhìn những sạp mứt ấy, chúng nhỏ thó so với trước kia. Cũng đúng thôi, khi mà mọi thứ giờ đây đều tràn ngập các siêu thị, hay buôn bán trên mạng ship đến tận nhà, thì chợ quê ngày Tết còn giữ được hồn cốt điều gì thì vui điều ấy.

Ba má tôi giờ không buôn bán nữa và họ có thời gian để sớm dọn dẹp nhà mình và nhà dòng họ để đón cái Tết khang trang. Cứ mỗi trưa 30 Tết, những người con còn lại của nội đã tề tựu về. Không còn ai bận bịu hay mệt phờ như trước kia vì họ đã già ngang…"A Cỏn" lúc sinh thời.

Những lúc như vậy, tôi nhìn lên bàn thờ, nơi ông tiên "A Cỏn" trong hình đang nhìn mình, tôi chỉ muốn hỏi nội một câu bằng tiếng Hoa cho bảnh :"30 Tết rồi nè, sao nội còn ngồi đó?"

Tôi nhớ những lời răn dạy của nội với các con và với tôi đêm giao thừa. Tôi yêu cảm giác cùng nội thắp hương trước bàn thờ tổ tiên sáng mùng 1, rồi nội giở cuốn sổ gia phả chi chít chữ Tàu giảng giải cho tôi, dù biết tôi không hiểu.

Một năm vô cùng khó khăn đã giáng xuống nhiều phận đời trước khi Xuân về. Và Tết này đây, mai vàng vẫn khoe sắc, gió xuân vẫn mơn man từng góc phố mái nhà, những món ngon đậm đà phong vị Tết vẫn dặt dìu qua từng con phố, góc chợ.

Tôi nhớ lại không khí sum họp "đại gia" đình mình trước đây, đó là cái mà Tết nay và nhiều Tết đã qua, tôi không còn sống được trong nó nữa. Thời gian trôi nhanh quá, mang lại nhiều đổi thay quá.

Tôi giờ đây lại là người nhắc nhở lại các cháu việc dọn dẹp nhà cửa, nhắc lại việc phải học tiếng Hoa, nhắc lại lời nội luôn căn dặn tôi khi xưa : "làm gì ở đâu cũng được, tết là phải về nhà"…dù nhà chẳng còn mấy ai…

980x320 (1)

Diễn đàn Tết xưa - Tết nay do báo Tuổi Trẻ tổ chức, với sự đồng hành của hệ thống bán lẻ FPT Shop và Hãng hàng không Vietjet Air.

Diễn đàn gồm các bài viết, bài dự thi của cuộc thi Tết xưa - Tết nay về những ký ức Tết xưa, khát vọng ngày xuân hay những khoảnh khắc sum họp, cảnh đẹp trên đường về quê đón Tết của bạn đọc.

Diễn đàn mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, bài dự thi trên cả nước. Thời gian nhận bài từ ngày 15-1-2021 đến hết ngày 20-2-2021.

Cách thức tham gia:

Bài viết dự thi gửi đến theo 2 cách:

Gửi qua địa chỉ email: tet@tuoitre.com.vn

Gửi qua đường bưu điện theo địa chỉ: Báo Tuổi Trẻ - 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM. Ngoài bì thư ghi rõ tham gia cuộc thi viết Tết xưa - Tết nay.

Bạn đọc vui lòng cung cấp địa chỉ, số tài khoản, số CMND để chúng tôi chuyển nhuận bút.

Các bài lọt vào vòng sơ kết sẽ được thông báo sau.

Cơ cấu giải thưởng:

• 1 giải nhất: 10 triệu đồng (hiện kim) + quà tặng là: điện thoại Samsung A31 của FPT Shop; 02 vé khứ hồi G1 của Vietjet Air.

• 2 giải nhì: mỗi giải gồm 5 triệu đồng (hiện kim) + quà tặng là: điện thoại Xiaomi Note 9 hoặc Oppo A53 của FPT Shop; 01 vé khứ hồi G1 của Vietjet Air.

• 3 giải ba: mỗi giải gồm 5 triệu đồng (hiện kim) + quà tặng là: điện thoại Realme C12 hoặc VSmart Joy 4 hoặc Vivo Y20 của FPT Shop; mô hình máy bay Vietjet size lớn.

• 10 giải khuyến khích: mỗi giải gồm 2 triệu đồng (hiện kim) + quà tặng là sạc dự phòng UMETRAVEL 10.000 mAh của FPT Shop; mô hình máy bay Vietjet size nhỏ.

• 20 phần quà tặng dành cho bạn đọc trên mạng xã hội là: balô FPT Shop + voucher giảm 10% khi mua laptop tại hệ thống cửa hàng FPT Shop; gấu bông + túi du lịch Vietjet.

Lễ trao giải dự kiến diễn ra trước 28-2-2021.

Tết xưa - Tết nay: Chuyến đi đầu năm nay, tôi chọn… về nhà Tết xưa - Tết nay: Chuyến đi đầu năm nay, tôi chọn… về nhà

TTO - Cứ nghĩ thay vì kéo nhau về Tết nội, Tết ngoại, gom tiền gửi về để nhà mình thêm món ngon. Cũng vì nghĩ đơn giản mà đôi lúc thấy lòng chông chênh khi người nhà gọi hỏi "Tết không về thiệt sao?". Lúc đó mới biết mình làm người thương chạnh lòng.

TẠ TƯ VŨ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên