29/01/2021 19:48 GMT+7

Tết xưa - Tết nay: Chuyến đi đầu năm nay, tôi chọn… về nhà

TRẦN THỊ MỸ DUNG
TRẦN THỊ MỸ DUNG

TTO - Cứ nghĩ thay vì kéo nhau về Tết nội, Tết ngoại, gom tiền gửi về để nhà mình thêm món ngon. Cũng vì nghĩ đơn giản mà đôi lúc thấy lòng chông chênh khi người nhà gọi hỏi "Tết không về thiệt sao?". Lúc đó mới biết mình làm người thương chạnh lòng.

Tết xưa - Tết nay: Chuyến đi đầu năm nay, tôi chọn… về nhà - Ảnh 1.

Đến khu chợ hoa hít hà thật lâu rồi lên xe về, thấy lòng bình an đến lạ - Ảnh: VIẾT HẢI

Hôm rồi bạn nhắn dòng tin trong hộp thư Facebook: "Tết ráng về nghe! Nhớ quá!". Mấy chữ ngắn gọn vậy mà khiến lòng nôn nao đến lạ. Chắc tại quá lâu rồi chưa "nếm" lại vị tết quê hương, chưa chạy xe trong tiết lạnh mưa phùn nên quắt quay thương nhớ. Ừ thì gác lại mọi thứ, mình về đón tết sớm thôi.

Cứ gần Tết là thẫn thờ nhớ

Nghe tiếng bánh xe vali rèn rẹt trên đường xóm, mẹ ngồi nhổ tóc bạc trước nhà chẳng buồn ngước lên, miệng nói: "Chắc mấy đứa sinh viên, chớ còn sớm vậy ai mà về quê đón Tết". Ngước lên thấy con gái cười tươi, mẹ liếc mắt: "Ơ hay, sao nói năm nay dịch bệnh không về?".

Rồi như sợ chưa nghe rõ, mẹ đế thêm câu hỏi khác "Về công tác hay gì?". "Con về ăn Tết sớm, chớ nhớ quá chịu không nổi!". Nói xong, tôi tháo giày, kéo vali qua cửa, đi thẳng lên bàn thờ thắp cho ông ngoại cây hương.

Vẫn gian thờ nhỏ trên gác gỗ, vậy mà mấy năm rồi cứ bậu bịu chẳng chịu hẹn về. Trời tháng chạp nắng hanh hao, se lạnh tự dưng nghe mùi bánh in, bánh tét năm nào phảng phất.

Quê tôi Đà Nẵng. Ngày nhỏ chưa bao giờ biết gì ngoài sông Hàn, mấy khu chợ nhộn nhịp sớm hôm, cảng cá tàu bè tấp nập và những bờ biển dài đủ tông xanh dưới ánh mặt trời. Ngày nhỏ bao giờ cũng ước lớn lên làm cô giáo hay hướng dẫn viên du lịch để đi hết thành phố. Khi đó, ước mơ giản đơn lắm, đâu ngờ có ngày xa quê đi học, đi làm tận Sài Gòn.

Hồi chưa lấy chồng xa, bận mấy năm cũng về quê hai, ba lần. Vậy mà có chịu ở nhà đâu, đi chơi mải mê với bạn cũ, bạn mới. Tết nghe ngoại nhờ xếp giấy vàng mã, dọn dẹp bàn thờ, nấu mâm cúng ông bà có khi lại nhăn nhó vì làm biếng.

Lúc đó hay thắc mắc "Tết sao không nghỉ ngơi cho sướng mà bày biện nhiều thêm mệt?". Rồi năm đầu tiên ăn Tết xa quê, tôi tự mình tìm được lời đáp cho câu hỏi ngớ ngẩn năm nào. Lúc đó, nhớ Tết quê đến rụng rời. Từ 23 tháng chạp đã thấy lòng buồn dù nhà chồng ăn Tết vui hơn, đông con cháu hơn.

Tết giờ tiện, chẳng phải làm gì, cứ mua sẵn sắp lên cúng đủ đầy các món. Tết giờ đủ đầy, món Việt, món Hàn hay món Tây muốn ăn là đặt giao tận cửa. Vậy mà có vui đâu.

Tết giờ xong màn bắn pháo hoa là coi như hết vì chẳng còn nghe tiếng pháo, chẳng còn háo hức hái lộc xuân, đi chùa hay ngồi canh người lớn vớt bánh chưng, ép bánh tét, mình bắc ké nồi nước sôi, nướng củ khoai, trái bắp thơm lừng.

Vậy nên cứ gần Tết là thẫn thờ nhớ mấy khuôn bánh in bằng gỗ, nhớ xấp giấy màu xanh đỏ hay cùng ngoại gói bánh đậu xanh lúc nhỏ, nhớ luôn cành mai cậu đợi ngày 30 Tết mới dám sắm vì nhà nghèo, chắt chiu đủ thứ.

Nhưng nhớ nhất vẫn là lúc cả nhà đợi ngoại cắt trái dưa hấu to tròn, vỏ xanh bóng. Cái mâm to để sẵn giữa bàn, kế bên là chén muối hầm trắng đục. Khi ngoại đưa dao cắt xuống, mấy đứa cháu nhắm mắt cầu nguyện "Mong cho dưa hấu đỏ bột để nhà con có lộc nghe ông trời!".

Cảm giác sung sướng được ăn miếng dưa hấu ngọt lịm ngày nhỏ theo tôi đến tận bây giờ, dù đã rất lâu rồi không thưởng thức món này dịp Tết. Cái gì thuộc về ký ức thì khó phôi phai.

Tết xưa - Tết nay: Chuyến đi đầu năm nay, tôi chọn… về nhà - Ảnh 2.

Chậu cúc trước hiên nhà - Ảnh: VIẾT HẢI

Về ăn Tết sớm

Hôm rồi lướt Facebook thấy người ta đăng bán thược dược đủ màu, lại nhớ Tết của 20 năm trước. Hồi đó, ngoài cây cam quật (tắc, quất) thì thược dược hồng, thược dược tím và cả mào gà, bươm bướm là những loại hoa cảnh được nhiều nhà chưng Tết.

Nhà nào còn chỗ sẽ bày thêm mấy chậu cúc kim cương. Nghe tên sao sang quá mà lại là hoa rẻ nhất. Trên cây quật thường dán bao lì vì đỏ kèm ít tiền lẻ để mấy đứa nhỏ thi nhau hái lộc khi đến chơi.

Cây mai vàng đến mùng 1 Tết mà chưa bung cánh thì kiểu gì cũng được ngâm chút nước ấm pha đường để hôm sau vàng rực một góc. Cậu nói vậy mới hên, chớ mai nở chậm là xui cả năm chớ không đùa.

Rồi bao cái Tết xúng xính áo dài, guốc gỗ đi qua, càng lớn càng chán Tết quê vì muốn đi chơi, thấy mệt khi phải dọn dẹp, nấu nướng đến mỏi tay chân. Tết hiện đại dần từ đó. Tết cũng nhạt dần từ đó vì ai cũng bận mưu sinh, ít bày biện ngồi sát nhau làm món bánh này, thêm chậu cây kia cho nhà ấm cúng đêm giao thừa.

Mấy năm rồi biện đủ lý do không về quê đón Tết với ngoại, với mẹ. Cứ nghĩ đơn giản: để sau Tết về cho tiện, đỡ chen chúc tàu xe. Cứ nghĩ thay vì kéo nhau về Tết nội, Tết ngoại, gom tiền gửi về để nhà mình thêm món ngon ngày Tết.

Cũng vì nghĩ đơn giản mà đôi lúc thấy lòng chông chênh khi nghe người nhà gọi hỏi "Tết không về thiệt sao?". Lúc đó mới biết mình làm người thương chạnh lòng.

Ngồi trước hiên nhà buổi chiều đầu tháng chạp, nhìn khoảng đất trước kia hay đặt cây quật, chậu cúc, khóe mắt cay cay chẳng lý do. Chắc tầm 40 tuổi, ta sống chậm lại, nhớ nhung, vương vấn nhiều hơn.

Tối đến, bạn chở lòng vòng ngắm cảnh. Nói bạn chở đến khu chợ hoa cũ mặc kệ được ngăn "Giờ ai bán hoa cho ngắm, phải nửa tháng nửa. Còn sớm mà". Vậy mà cứ phải ra, đứng giữa màn sương đêm lạnh buốt, tưởng tượng ra đủ mai đào ngày cũ, hít hà thật lâu rồi lên xe về, thấy lòng bình an đến lạ.

Về ăn Tết sớm, mẹ bạn làm cho món tai heo ngâm giấm năm nào. Vẫn vậy, ngấu nghiến ăn như thời 15, 16 tuổi, vẫn rộn ràng mấy câu chuyện Tết bên nhúm hạt dưa đo đỏ. Về ăn Tết sớm, đưa mấy đứa cháu đi sắm áo dài ngoài tiệm, tụi nhỏ xúng xính, lòng mình cũng rộn ràng.

Về ăn Tết sớm, sáng ra chở mẹ đi chợ mua mớ rau sống, con cá nục về hấp cuốn ăn; mua cho ngoại mấy cái áo len, nhớ mình ngày xưa cũ.

Về ăn Tết sớm, quàng vội chiếc khăn ra quán uống ly trà nóng, ngồi nghe bạn bè, hàng xóm bàn chuyện Tết nay sắm gì, đi đâu cũng thấy vui lây. Hóa ra Tết nhẹ nhàng vậy đó, có cập rập gì đâu. Sớm hay muộn gì cũng được, cứ về Tết sẽ đón ta vì nhà vẫn luôn ở đó đợi những đứa con đi xa trở về.

Chuyến đi đầu năm nay, tôi chọn… về nhà. Về nhà để được yêu thương, để nghe nhắc chuyện Tết xưa. Về nhà để được sắm tết cho người thân, hít hà chút se lạnh giao mùa.

Về nhà để đêm quấn chăn nằm bên mẹ, nghe hơi thở đều đều biết rằng bà ngoại con trai mình vẫn khỏe. Về nhà để xoa bóp, vuốt tấm lưng còng của ngoại và nói những lời yêu thương. Tết chẳng đâu xa, tết trong lòng ta đó thôi.

Tính đến 23h ngày 28-1, sau 16 ngày phát động, đã có 605 bài dự thi gửi đến tham gia diễn đàn Tết xưa - Tết nay do báo Tuổi Trẻ tổ chức, với sự đồng hành của hệ thống bán lẻ FPT Shop và Hãng hàng không Vietjet Air.

Tuổi Trẻ Online chân thành cảm ơn các bạn đọc sau đã email gửi bài dự thi đến địa chỉ tet@tuoitre.com.vn:

Ngày 27-1: Diem Le Thi Kieu, Nguyễn Hoàng Duy, Trầm Thanh Tuấn, Nga Trần, NTK Nguyen, Đinh Thành Trung, VanTam, VanTam Nguyen, Minh TrangQuang, The Truong Nguyen, TienDat BHXH, Liễu Hạnh, Cuong Kim, Thịnh Lê, Nguyễn Thị Thùy Trang, Manh HoaiNam, Thị Em Nguyễn, Phu Thien, Phước Đại Hoàng, Duy Buu, Nguyễn Trần Bảo Yến, Hồng Tuyền, Đình Tuấn Đào, Phạm Tuấn Vũ, Nguyen Thi Thu An, Thanh Loan Truong, Dam Truong, Sonic Chanel, Thọ Lê Quang, Như Quỳnh Nguyễn, Le Van Tam, TanThoi Le, Quyen Cao, Duy Tran, Thu Hien, Trường Nguyễn Thế, Phuong Nguyen, Thuy le, Huy Toan Doan, Công Nguyễn Văn, G G, Cuong Nguyen, QuynhNga VHNT Tran, Mua Xuan, Nhi Trần Hoàng, Thuy Thanh, ThanhThanh Nguyen, Việt Đặng, Vo Ngon Thich, Phạm Huỳnh Luân, Linh Duong Chanel, Nguyễn Hương, Pham Be, Nguyen Duc Phong, Khiem Thi Hoang, Thai Hoang.

Ngày 28-1: Thiên Thanh, Khuê Việt Trường, Vo Ngon Thich, Tuan Bui Thanh, Nguyen Thong, Phi Tan, Nguyễn Lan Hương, Thuy Duong, Hoa Nguyễn, Văn Hoàng, Hương Thúy, Toan Tranh Đinh, Thuy Tran, Tấn Công Ngô, Dương Thành Phát, Nguyen Hoang Dieu Thuy, Chương Nguyễn Hoàng, Trang Chu, Song Dai, Mai Huynh, Thịnh Lê, Hưng Thái, To Van Dau, Man Phan Van, Huyen Nguyen, Thanh Hiếu Quách, Nguyễn Thị Thanh Ngân, Nguyen Thong, Ân Trương Thanh, Iris Hnhi, Hải Kim, Phan Dinh Dung, Thụy Anh, V020 Thoa DVN, Phuong Hoai, Đương Nguyễn Quang, Luan Van, Nhi Trần Hoàng, Le Van Tam, Bach Duong, Huỳnh Bảo Trân, Phu Van, Trọng Lê, Hoang Anh, Hoàng Uyên Trần, Emma Emma, Hung Phuc Nguyen Le, Như Ngọc Dương Thị, Thúy Vân Hoàng, Thị Tuyết Phan.

980x320 (1)

Diễn đàn Tết xưa - Tết nay do báo Tuổi Trẻ tổ chức, với sự đồng hành của hệ thống bán lẻ FPT Shop và Hãng hàng không Vietjet Air.

Diễn đàn gồm các bài viết, bài dự thi của cuộc thi Tết xưa - Tết nay về những ký ức Tết xưa, khát vọng ngày xuân hay những khoảnh khắc sum họp, cảnh đẹp trên đường về quê đón Tết của bạn đọc.

Diễn đàn mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp, bài dự thi trên cả nước. Thời gian nhận bài từ ngày 15-1-2021 đến hết ngày 20-2-2021.

Cách thức tham gia:

Bài viết dự thi gửi đến theo 2 cách:

Gửi qua địa chỉ email: tet@tuoitre.com.vn

Gửi qua đường bưu điện theo địa chỉ: Báo Tuổi Trẻ - 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM. Ngoài bì thư ghi rõ tham gia cuộc thi viết Tết xưa - Tết nay.

Bạn đọc vui lòng cung cấp địa chỉ, số tài khoản, số CMND để chúng tôi chuyển nhuận bút.

Các bài lọt vào vòng sơ kết sẽ được thông báo sau.

Cơ cấu giải thưởng:

• 1 giải nhất: 10 triệu đồng (hiện kim) + quà tặng là: điện thoại Samsung A31 của FPT Shop; 02 vé khứ hồi G1 của Vietjet Air.

• 2 giải nhì: mỗi giải gồm 5 triệu đồng (hiện kim) + quà tặng là: điện thoại Xiaomi Note 9 hoặc Oppo A53 của FPT Shop; 01 vé khứ hồi G1 của Vietjet Air.

• 3 giải ba: mỗi giải gồm 5 triệu đồng (hiện kim) + quà tặng là: điện thoại Realme C12 hoặc VSmart Joy 4 hoặc Vivo Y20 của FPT Shop; mô hình máy bay Vietjet size lớn.

• 10 giải khuyến khích: mỗi giải gồm 2 triệu đồng (hiện kim) + quà tặng là sạc dự phòng UMETRAVEL 10.000 mAh của FPT Shop; mô hình máy bay Vietjet size nhỏ.

• 20 phần quà tặng dành cho bạn đọc trên mạng xã hội là: balô FPT Shop + voucher giảm 10% khi mua laptop tại hệ thống cửa hàng FPT Shop; gấu bông + túi du lịch Vietjet.

Lễ trao giải dự kiến diễn ra trước 28-2-2021.

Tết xưa - Tết nay: Ngày đang nghiêng rót những giọt cuối cùng tháng Chạp Tết xưa - Tết nay: Ngày đang nghiêng rót những giọt cuối cùng tháng Chạp

TTO - Tết là bức họa cũ kỹ ấp ủ hồn quê được vẽ bằng màu lá xanh non, màu trắng hạt nếp lẫn hương thơm của đậu xanh thịt mỡ dưa hành. Là màu xám khói nhang lẫn hương trầm nghi ngút linh thiêng đêm giao thừa.

TRẦN THỊ MỸ DUNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên